Ứng xử với bé con có tính tắt mắt "chuyên nghiệp"
Các bé ở nhiều lứa tuổi, từ mẫu giáo đến tiểu học và lớn tuổi hơn có thể ăn cắp vì nhiều lý do.
- Những bé lớn hơn có thể biết rằng muốn mang một thứ gì đó ở cửa hàng về nhà phải trả tiền nhưng vẫn mắc sai lầm, đơn giản vì bé không biết tự kiểm soát. Một số bé ở bậc tiểu học biết là không được phép khi trộm đồ nhưng vẫn trộm vì bắt chước bạn bè.
- Lý do khác thuộc về tâm lý, khá phức tạp để giải thích như bé trộm đồ vì tức giận hoặc vì muốn gây chú ý. Hành vi này ở bé có thể phản ứng sự căng thẳng bé đang phải chịu đựng ở nhà, ở lớp hoặc mối quan hệ bạn bè.
Ứng xử từ cha mẹ
Khi phát hiện bé ăn cắp, phụ huynh cần xử lý phụ thuộc vào lỗi của bé là lần đầu hay tái phạm nhiều lần.
Với bé còn nhỏ, cần giúp bé nhận thức rằng lấy đồ của người khác là sai. Nếu bé vô tình đút kẹo vào túi từ cửa hàng mà chưa trả tiền, cha mẹ cần giúp bé quay lại trả kẹo hoặc trả tiền, kèm theo lời xin lỗi.
Với bé tuổi đi học cũng vậy, điều quan trọng là cần trả lại hàng đã bị đánh cắp. Nhấn mạnh với bé, ăn cắp là sai trái nhưng cũng cần tạo cho bé cơ hội khắc phục hậu quả.
Với những bé đi học, cha mẹ nên cho bé đối mặt với hậu quả. Ví dụ, một bé ăn cắp hàng, cha mẹ có thể cùng bé quay lại cửa hàng, gặp chủ cửa hàng để giải thích và xin lỗi về những gì đã xảy ra. Điều này giống như một bài học mà bé sẽ ghi nhớ mãi.
Nên nhớ hình phạt, nhất là hình phạt vào cơ thể là không cần thiết với bé. Bởi vì nó có thể khiến bé tức giận và tái phát hành vi này ở mức tồi tệ hơn.
Nếu bé ăn cắp tiền của cha mẹ, bé có thể phải trả tiền lại cho bố mẹ và đồng thời, phải làm việc nhà để sửa lỗi.
Nếu bé ăn cắp ‘chuyên nghiệp’
Nếu bé nhà bạn ăn cắp vặt liên tục, bạn có thể nhờ đến trợ giúp từ chuyên gia. Ăn cắp lặp lại nhiều lần có thể do trục trặc ở tâm lý.
Một số bé cảm thấy căng thẳng và lo lắng trước khi trộm cắp nhưng sau khi trộm cắp xong lại cảm thấy nhẹ nhõm, hài lòng. Ngoài việc đưa bé đi khám từ chuyên gia, cha mẹ cũng nên quan tâm đến bé nhiều hơn; chẳng hạn, cách ly bé với những tình huống “cám dỗ”….