Tuần thai thứ 37: Sẵn sàng chào đón bé yêu
Đến tuần thai này, bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng vì bé có thể chào đời bất cứ khi nào.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này vẫn lên cân, khoảng 28g mỗi ngày. Trung bình tuần này bé nặng khoảng 2,8kg và “cao” khoảng 48cm.
Những tuần cuối này, bé tiếp tục tăng thêm 15gram chất béo mỗi ngày. Chất béo này giúp cơ thể điều hoà nhiệt độ và duy trì lượng đường trong máu. Não bộ và hộp sọ tiếp tục phát triển.
Nhiều trẻ mọc tóc khi sinh, nhưng đừng ngạc nhiên nếu màu tóc của bé không giống như của bạn vì tóc bé lúc này chỉ như lông tơ.
Sự thay đổi trong cơ thể bạn
Bạn có thể cảm thấy như thể bé sắp lọt ra khỏi vùng xương chậu. Đây gọi là sự sa bụng, xảy ra vài tuần trước khi sinh. Vị trí mới và thấp này có thể giải toả áp lực cho 2 lá phổi và cơ hoành, làm bạn thở dễ hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ không thấy thoải mái khi đi bộ hoặc một số phụ nữ có cảm giác như bé sắp rơi ra kèm theo đó là tình trạng muốn đi vệ sinh liên tục. Những bài tập xương chậu sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn lúc này.
Giai đoạn mang thai đã hoàn tất và bạn có thể sinh bất cứ lúc nào. Tử cung sẽ giữ nguyên kích thước trong 1 - 2 tuần cuối này. Trọng lượng cơ thể cũng gần như không tăng nữa. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem tử cung đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ chưa và xem tư thế nằm của thai nhi, ước đoán thời điểm bé lọt vào xương chậu.
Ở giai đoạn tuần thứ 37 của thai kỳ, cổ tử cung đang được đóng lại hoặc mở rất nhỏ, khoảng 1cm. Trong thời gian sinh đẻ, các cơn co thắt làm căng cổ tử cung và khiến nó mở đủ chỗ cho em bé di chuyển xuống.
Các cơn co thắt có thể đến thường xuyên hơn và kéo dài lâu hơn làm bạn khó chịu. Bạn cũng có thể nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu bạn thấy xuất hiện một ít máu trong khi đi vệ sinh hoặc trên quần lót của bạn (chất nhầy với một lượng nhỏ máu) thì việc sinh nở có lẽ sắp diễn ra trong một vài ngày hoặc ít hơn. Nếu bạn đã chảy máu hoặc nước ối, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này
Một số người ở những tháng cuối thai kỳ vẫn duy trì đi bộ và luyện tập, nhưng nhiều người cảm thấy không thoải mái khi phải đi lại quá nhiều.
Vì sắp lâm bồn nên bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng cắt móng chân móng tay, cắt tóc, … chuẩn bị tã lót, cách gấp, thay tã cho con. Thời điểm này có lẽ thật khó để bạn có được trạng thái thoải mái hay một giấc ngủ ngon vào ban đêm.
Hãy theo dõi chuyển động của bé và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy có sự giảm chuyển động trong bụng.
Và một điều vô cùng quan trọng khác bắt đầu từ thời điểm này, bạn chỉ cần chuẩn bị tâm lý để sinh con, hãy dừng lo nghĩ các vấn đề khác. Sức khỏe tốt sẽ đảm bảo cho bạn mẹ tròn con vuông.
Vượt cạn là giai đoạn khó khăn và nguy hiểm với mọi bà bầu. Một vài bí quyết vượt cạn thành công sẽ giúp các mẹ bầu khỏi nỗi lo lắng này.
Bé lúc này vẫn lên cân, khoảng 28g mỗi ngày. Trung bình tuần này bé nặng khoảng 2,8kg và “cao” khoảng 48cm.
Những tuần cuối này, bé tiếp tục tăng thêm 15gram chất béo mỗi ngày. Chất béo này giúp cơ thể điều hoà nhiệt độ và duy trì lượng đường trong máu. Não bộ và hộp sọ tiếp tục phát triển.
Nhiều trẻ mọc tóc khi sinh, nhưng đừng ngạc nhiên nếu màu tóc của bé không giống như của bạn vì tóc bé lúc này chỉ như lông tơ.
Sự thay đổi trong cơ thể bạn
Bạn có thể cảm thấy như thể bé sắp lọt ra khỏi vùng xương chậu. Đây gọi là sự sa bụng, xảy ra vài tuần trước khi sinh. Vị trí mới và thấp này có thể giải toả áp lực cho 2 lá phổi và cơ hoành, làm bạn thở dễ hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ không thấy thoải mái khi đi bộ hoặc một số phụ nữ có cảm giác như bé sắp rơi ra kèm theo đó là tình trạng muốn đi vệ sinh liên tục. Những bài tập xương chậu sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn lúc này.
Giai đoạn mang thai đã hoàn tất và bạn có thể sinh bất cứ lúc nào. Tử cung sẽ giữ nguyên kích thước trong 1 - 2 tuần cuối này. Trọng lượng cơ thể cũng gần như không tăng nữa. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem tử cung đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ chưa và xem tư thế nằm của thai nhi, ước đoán thời điểm bé lọt vào xương chậu.
Ở giai đoạn tuần thứ 37 của thai kỳ, cổ tử cung đang được đóng lại hoặc mở rất nhỏ, khoảng 1cm. Trong thời gian sinh đẻ, các cơn co thắt làm căng cổ tử cung và khiến nó mở đủ chỗ cho em bé di chuyển xuống.
Các cơn co thắt có thể đến thường xuyên hơn và kéo dài lâu hơn làm bạn khó chịu. Bạn cũng có thể nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu bạn thấy xuất hiện một ít máu trong khi đi vệ sinh hoặc trên quần lót của bạn (chất nhầy với một lượng nhỏ máu) thì việc sinh nở có lẽ sắp diễn ra trong một vài ngày hoặc ít hơn. Nếu bạn đã chảy máu hoặc nước ối, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này
Một số người ở những tháng cuối thai kỳ vẫn duy trì đi bộ và luyện tập, nhưng nhiều người cảm thấy không thoải mái khi phải đi lại quá nhiều.
Vì sắp lâm bồn nên bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng cắt móng chân móng tay, cắt tóc, … chuẩn bị tã lót, cách gấp, thay tã cho con. Thời điểm này có lẽ thật khó để bạn có được trạng thái thoải mái hay một giấc ngủ ngon vào ban đêm.
Hãy theo dõi chuyển động của bé và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy có sự giảm chuyển động trong bụng.
Và một điều vô cùng quan trọng khác bắt đầu từ thời điểm này, bạn chỉ cần chuẩn bị tâm lý để sinh con, hãy dừng lo nghĩ các vấn đề khác. Sức khỏe tốt sẽ đảm bảo cho bạn mẹ tròn con vuông.
Vượt cạn là giai đoạn khó khăn và nguy hiểm với mọi bà bầu. Một vài bí quyết vượt cạn thành công sẽ giúp các mẹ bầu khỏi nỗi lo lắng này.