Trước cột mốc này mà trẻ nói được những từ có nghĩa thì chứng tỏ có IQ cao

PHAN HIỀN,
Chia sẻ

Hãy cùng tìm hiểu và quan sát em bé nhà mình xem con có phải là một đứa trẻ có IQ cao không các mẹ nhé!

Quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ đều trải qua những giai đoạn giống nhau, từ tập lẫy, tập bò, tập đứng, tập đi, tập nói... Ở bất kỳ giai đoạn nào, cột mốc phát triển mới của con cũng đem lại cho các bậc phụ huynh nhiều cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc. Đặc biệt là khi trẻ biết nói, bi bô gọi bố, gọi mẹ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có bé nói sớm, có bé nói muộn. Điều này khiến không ít ông bố bà mẹ quan tâm đến các mốc tập nói của trẻ, cũng như thắc mắc liệu trẻ biết nói sớm hơn có phải là đứa trẻ thông minh hơn?

Đối với quá trình học nói, trẻ 1 đến 2 tháng tuổi chưa có khả năng nói, nhưng chúng đã có thể cảm nhận được cảm xúc của bố mẹ. Đến 3 hoặc 4 tháng, trẻ sẽ phản ứng với giọng nói và có thể biết được tên của mình. Từ vài tháng tuổi, bé bắt bầu bập bẹ được những âm thanh như "mama", "baba"... nhưng đó chỉ là những tín hiệu ngôn ngữ bình thường. 

Còn trước khi tròn 1 tuổi, nếu bé có thể nói được những từ có nghĩa: "Mẹ", "bà"... kèm theo biểu hiện nhìn về hướng mẹ để bày tỏ mong muốn gọi mẹ hay được mẹ bế thì đó chính là dấu hiệu của một em bé có IQ cao về ngôn ngữ. 

Bên cạnh đó, việc trẻ biết nói nhanh hay chậm còn liên quan mật thiết tới việc bố mẹ trò chuyện với chúng hàng ngày. Chính vì vậy, phụ huynh cần thường xuyên có sự tương tác đúng cách với con để bé sớm biết nói. 

Trẻ mấy tháng biết nói? Nếu nó sớm hơn thời điểm này, điều đó có nghĩa là não bộ phát triển tốt, IQ cao - Ảnh 1.

Trẻ biết nói sớm trước 1 tuổi, chứng tỏ IQ về ngôn ngữ của con cao. (Ảnh minh họa)

Bố mẹ làm thế nào để biết được con mình có đang hiểu những gì mọi người nói?

- Trẻ sơ sinh thường tìm kiếm người nói khi chúng nghe thấy lời họ nói

Trẻ em với sự phát triển thể chất chưa hoàn thiện đương nhiên sẽ cảm thấy bất an với những môi trường xa lạ, vì vậy chúng muốn bố mẹ luôn bên cạnh.

Lúc này trẻ sẽ phán đoán bằng âm thanh, khi trẻ phân biệt được giọng nói của bố mẹ thì sẽ vô tình tìm kiếm nguồn phát ra âm thanh. Đôi khi bố mẹ nói một từ nào đó, trẻ sẽ nhìn về hướng đó. 

- Khi trẻ có thể hiểu những gì người lớn nói, chúng sẽ có những phản ứng vật lý tương ứng

Khi người lớn nói chuyện với trẻ, một số phản ứng thể chất của trẻ chứng tỏ chúng hiểu những gì họ nói. Ví dụ khi bố mẹ gọi tên, trẻ sẽ nhìn chằm chằm vào bố mẹ, đôi khi mỉm cười. Khi mẹ gọi tên trẻ trong lúc cho bú, bé cũng có thể ngừng bú và nhìn mẹ.

Nhìn chung, khi được khoảng 1 tuổi, trẻ sẽ có thể "đáp lại" lời nói của bố mẹ, đôi khi bố mẹ nói "cho ăn" hoặc "thay tã", bé cũng có thể hợp tác theo.

Trẻ mấy tháng biết nói? Nếu nó sớm hơn thời điểm này, điều đó có nghĩa là não bộ phát triển tốt, IQ cao - Ảnh 2.

Khi bố mẹ gọi tên, chúng sẽ nhìn chằm chằm vào bố mẹ, đôi khi mỉm cười. (Ảnh minh họa)

- Khi bé hiểu các từ, bé sẽ tạo ra một số âm tiết để đáp lại người lớn

Thính giác của trẻ phải được phát triển cùng với hệ thống ngôn ngữ. Trẻ có thể hiểu một số từ, cũng có thể tạo ra một số âm thanh để phản ứng với bố mẹ.

Vì ngôn ngữ chưa phát triển nên trẻ chỉ có thể đáp lại bố mẹ bằng những từ bập bẹ. Lúc này, bố mẹ cần nói chuyện với trẻ thường xuyên để thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.

Để trẻ nhanh hiểu lời nói và sớm biết nói, bố mẹ cần làm gì?

- Giao tiếp với trẻ nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày và để trẻ thích nghi với môi trường nói

Bố mẹ phải hiểu rằng, trẻ em đã được kết nối với thế giới ngay từ khi chúng được sinh ra và bắt đầu cảm nhận thế giới theo cách riêng của mình.

Trẻ mấy tháng biết nói? Nếu nó sớm hơn thời điểm này, điều đó có nghĩa là não bộ phát triển tốt, IQ cao - Ảnh 3.

Mặc dù trẻ chưa hiểu những gì người lớn nói, nhưng chúng cần được người lớn kích thích liên tục. (Ảnh minh họa)

Vì vậy, mặc dù trẻ chưa hiểu những gì người lớn nói, nhưng chúng cần được người lớn kích thích liên tục. Người mẹ có thể trò chuyện từ lúc em bé còn đang trong bụng cho tới khi sinh ra. Việc liên tục được trò chuyện với bố mẹ sẽ giúp trẻ nhanh biết nói hơn.

- Khuyến khích trẻ thể hiện những gì bé muốn nói

Bố mẹ nên khuyến khích con nói nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày dù không nhất thiết phải rõ ràng từng chữ. Có thể bố mẹ đôi khi không quan tâm tới tiếng bi bô của trẻ, nhưng đó thực chất là quá trình trẻ tập nói, chúng ta không nên ngắt lời. Nếu bố mẹ tận dụng tốt khoảng thời gian này, chắc chắn trẻ sẽ nhanh biết nói hơn.

- Nghe nhiều giọng khác nhau cho trẻ trong giai đoạn bé học nói

Trong quá trình luyện nói, thính giác của trẻ cũng rất hữu ích. Ngoài việc trò chuyện với con, bố mẹ có thể cho trẻ nghe thêm những người khác nói. Ví dụ như nghe người dẫn chương trình nói trên radio hoặc để những người thân trong gia đình nói chuyện cùng bé. Bố mẹ cũng có thể bật tivi trong lúc bé đang nằm chơi đùa. 

Bố mẹ nên tìm hiểu nhiều cách để cho con học nói càng sớm càng tốt. Đồng thời, bố mẹ nên chú ý đến giọng điệu khi nói chuyện với trẻ, để việc giao tiếp với trẻ sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Nguồn: Sohu

Chia sẻ