Trên 70% ung thư ở trẻ em có thể chữa khỏi
Tỷ lệ sống thêm trong chữa trị ung thư ở trẻ em là trên 70% , thậm chí đối với một số chủng khác là trên 90% như u nguyên bào võng mạc: 95,3%, bệnh Hodgkin: 951%...
Theo bác sĩ Trần Văn Công, Trưởng Khoa Ung bướu Nhi, bệnh viện K Trung ương thì tỉ lệ sống thêm trong việc điều trị bệnh ung thư ở trẻ em là khả quan lên tới 70%.
Thưa bác sĩ, bác sĩ có
thể cho biết một số tổng quan về vấn đề ung thư ở trẻ em hiện nay?
Bác sĩ Th.S. Trần Văn Công: Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào,
có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Bác sĩ Th.S. Trần Văn Công, trưởng khoa Ung bướu Nhi bệnh viện K Trung Ương.
Vậy bác sĩ có thể cho
biết một số dấu hiệu biểu hiện ung thư ở trẻ em?
Bác sĩ Th.S. Trần Văn Công: Trước tiên chúng ta cần lưu ý đối với bất kì căn bệnh ung thư nào, ở lứa tuổi nào nếu việc phát hiện ra bệnh sớm thì cơ hội được cứu sống rất cao. Đối với ung thư ở trẻ em thì các triệu chứng và biểu hiện của bệnh UT tùy thuộc vào dạng bệnh, vị trí trong cơ thể nhưng 85 % trẻ UT có dấu hiệu gợi ý sau:
- Khối u hoặc sưng nề bất thường ở ổ bụng.
- Sốt kéo dài không lý giải được.
- Mệt mỏi, xanh xao, sút cân nhanh.
- Dễ xuất hiện các vết bầm tím và chảy máu không lý giải được.
- Mắt bị lồi.
- Một khớp gối hay vai đâu hay xưng to.
- Dâu kéo dài không lý giải được, đau đầu kèm theo nôn.
- Thay đổi đột ngột khả năng thăng bằng hoặc thay đổi đột ngột hành vi.
- Đầu bị sưng nề.
Vậy những triệu chứng của Ung thư ở trẻ em như thế nào?
Bác sĩ Th.S. Trần Văn Công: Những cơ quan tổ chức thường bị ung thư ở trẻ em là: Hệ tạo máu, hệ thống thần kinh, bào thai và tổ chức liên kết. Các biểu hiện ở máu là da xanh, xuấ thuyết, viêm tổ chức dưới da, nhiễm trùng, bất thường các tế bào máu. Các bất thường ở hệ lympho là hạch to và nhiều, hạch cổ, hạch trung thất gây hội chứng tĩnh mạch chủ trên suy hô hấp, khối u trung thất hay tuyến ức to. Các biểu hiện bất thường ở hệ thống thần kinh trung ương, não có thể phát thiện là rối loạn ý thức, liệt. Bất thường ở hệ thống tổ chức bào thai có thể phát hiện qua khám thực thể là các bộ phận to, hay các khối u ổ bụng… Bất cứ một biểu hiện lâm sàng hay một dấu hiệu nào không giải thích được, kéo dài đều có thể là biểu hiện khởi đầu của tình trạng tiền ung thư hay ung thư.
Còn biểu hiện đối với
bệnh chiếm tỷ lệ cao như Bệnh bạch cầu cấp, khối u hệ thần kinh trung
ương, u lym phô?
Bác sĩ Th.S. Trần Văn Công: Đối với bệnh bạch cầu cấp là bệnh phổ biến ở trẻ em, hay gặp ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Triệu chứng lâm sàng khởi phát từ từ: Sốt thất thường, điều trị kháng sinh không hiệu quả, mệt mỏi, kém chơi, da xanh dần. Giai đoạn toàn phát với hai nhóm triệu trứng: Biểu hiện hậu quả sự lấn át tủy và sự tăng sinh ác tính, thâm nhiễm cơ quan. Bệnh này có thể chẩn đoán được tại các đơn vị chuyên khoa Nhi tuyến tỉnh.
Ung thư ở trẻ em cần được theo dõi sát sao.
Còn đối với các khối u ác tính của hệ thần kinh, triệu chứng chung của u não là : đâu đầu xuấ thiện ở 70% tăng dần cường độ, hay xuất hiện ở vùng trán, chẩm. Mất thị lực, nhìn đôi, trẻ nhỏ hay dịu mắt kèm lác mắt từng hồi. Muộn hơn là có phù gai thị. Đối với trẻ sơ sinh giãn nở xương sọ. Và các biểu hiện khác như co giật, có cơn động kinh. Ngoài ra còn có triệu chứng rối loạn tâm thần như buồn ngủ, dễ bị kích thích, thay đổi nhân cách, biếng ăn. Đối với trẻ mới lớn là nôn ói. Đối với bệnh này thì các bệnh viện có chuyên khoa Phẫu thuật thần kinh sọ não có thể tiến hành chẩn đoán bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ hạt nhân, có giá trị chẩn đoán dương tính cao hơn kết quả chụp cắt lớp vi tính.
Bênh U lym phô thường được biệt đến với triệu chứng lâm sàng có hạch lớn không đâu ở ngoại biên, một số có hachj trung thất, lác to, gan to. Ngoài ra có thể có tổn thương ngoài hạch, hội chứng B: sốt, sút cân, ngứa, ra mồ hôi về đêm. Đối với bệnh này có thể chẩn đoán được ở các bệnh viện chuyên khoa UT, chẩn đoán xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh lý qua mổ sinh thiết u hạch, hóa mô miễn dịch.
Bác sí có thể cho biết
sự khác biết giữa Ung thư ở trẻ em và ở người lớn?
Bác sĩ Th.S. Trần Văn Công: Thứ nhất, chúng ta cần biết trằng trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, có những đặc điểm tâm sinh lý khác người lớn. Trẻ em là giai đoạn cơ thể hình thành cơ quan và hoàn chỉnh các bộ máy, với 70-75% trọng lượng cơ thể là nước. Thứ hai là hệ miễn dịch cơ thể còn kém (đối với trẻ dưới 4 tuổi), nguy cợ bị suy dinh dưỡng và nhiễm trùng lớn. Ngoài ra còn có một số bệnh tật bẩm sinh kèm theo như hội cứng Down.
Chính vì những khác biệt trên nên Ung thư trẻ em có một số điểm khác biệt với Ung thư ở người lớn: Ung thư trẻ em xuất phát từ những tế bào non, tăng sinh rất mạnh và diễn biến nhanh, có những trường hợp có thể tử vong trong vòng 24 giờ và tế bào ung thứ tăng gấp 2 lần. Nhưng ngược lại có ở trẻ em tế bào non nhiều nên khi có thuốc sẽ bị tác động nhanh, và tỷ lệ sống thêm ở trẻ em là rất cao lên tới trên 70% trong tất cả các loại bệnh Ung thư.
Thứ hai là nhiều loại Ung thư có tỉ lệ cao ở trẻ em như: Ung thư hệ tạo huyết chiếm 50% các trường hợp, 75% là bệnh Bạch cầu lymphô cấp. Những bướu đặc thường gặp là Bướu não, Bướu nguyên bào võng mạc, Bướu nguyên bào thần kinh, Bướu tế bào mầm, Sarcôm mô mềm… Bên cạnh đó một số dạng ung thư phổ biến ở người lớn, ít gặp ở trẻ con như ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư da. Một số dạng ung thư trẻ em có yếu tố di truyền gia đình, có liên hệ với sự đột biến gen như bướu nguyên bào võng mạc. Bệnh cảnh lâm sàng, diễn tiến bệnh, điều trị…có khác với ung thư người lớn.
Bác sĩ có thể cho biết cụ thể hơn kết quả sống thêm đối với các trường hợp UT trẻ em?
Bác sĩ Th.S. Trần Văn Công: Điều trước tiên cần khẳng định là tỷ lệ sống thêm trong việc chữa trị ung thư trẻ em là rất cao, trung bình trên 70 %, có những bệnh có tỉ lệ sống thêm tới 95 %. Cụ thể là đối với các bệnh như Bạch cầu lym mô cấp: 83,1%, Bệnh Hodgkin: 95.1%; U hệ thống thần kinh trung ương 65,4%; U nguyên bào võng mạc: 95.3, U nguyên bào thận: 83.6%; Các khối u tế bào mầm sinh dục ở trẻ trai là 98,9% và ở trẻ gái là 90,2%... Như vậy có thể nói việc chữa trị ung thư trẻ em có kết quả sống thêm rất khả quan.
Về tình hình chữa trị
bệnh UT trẻ em ở Việt
Bác sĩ Th.S. Trần Văn Công: Ở Việt Nam việc chữa trị ung thư trẻ em cũng đạt tỷ lệ như trên thế giới, do kỹ thuật và trang thiết bị được nâng cấp, đặc biệt là các tiến bộ y khoa trên thế giới cũng được cập nhật liên tục.
Tuy nhiên việc chữa trị ung thư trẻ em ở Việt
Ung thư trẻ em chiếm tỉ lệ nhỏ (1-2%), nhưng có tác động mạnh mẽ và sâu xa đến tâm lý xã hội cho bản thân trẻ có bệnh, gia đình và cộng đồng. Nhiều bậc phụ huynh lo ngại việc điều trị UT không có kết quả tốt nên đã bỏ cuộc, tuy nhiên tỷ lệ sống thêm ở ung thư trẻ em là rất cao, nên hoàn toàn có thể hi vọng chữa trị được cho các trẻ.
Điều quan trọng nhất là cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ một cách sát sao vì càng phát hiện bệnh sớm thì việc điều trị sẽ đơn giản và hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn.
Xin cảm ơn bác sĩ.
Nguyễn Công Khanh