Trẻ sinh vào mùa đông thông minh nhất, sinh vào mùa xuân có chiều cao vượt trội, không phải mê tín mà có cơ sở khoa học hẳn hoi

HỒNG HẠNH ,
Chia sẻ

Một số nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra ở các mùa khác nhau thì sức khỏe, chiều cao, thậm chí là chỉ số thông minh (IQ) cũng sẽ khác nhau.

Sinh con ra, ai cũng mong con mình có sức khỏe tốt, tính cách ôn hòa, thông minh lanh lợi. Vậy nên, ngay từ trước và trong khi mang thai, hầu hết các bà mẹ đều chăm chút cho sức khỏe của mình như bồi bổ các dưỡng chất, tiêm ngừa đầy đủ, uống thuốc bổ, nghỉ ngơi hợp lý nhằm mục đích con khỏe mạnh, thông minh.

Thế nhưng, theo một số nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra ở các mùa khác nhau thì sức khỏe, tính cách, chiều cao, thậm chí là chỉ số thông minh (IQ) cũng sẽ khác nhau. Cụ thể là:

Những đứa trẻ sinh ra trong mùa đông có sức đề kháng tốt, thông minh nhất trong bốn mùa

Đây là nhận định của các nhà nghiên cứu công tác tại trường đại học Harvard (Mỹ). Các nhà khoa học đã theo dõi 100.000 trẻ em ở Mỹ từ khi mới sinh ra cho đến khi các bé được 7 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ sinh vào mùa đông có chỉ số thông minh IQ cao hơn từ 1 – 6 điểm so với các bạn được sinh vào các mùa xuân, hạ hay thu. Đặc biệt, những đứa trẻ được sinh ra vào khoảng tháng 10 – 12 có kết quả kiểm tra IQ cao nhất, và thường đứng đầu lớp khi đi học.

Vì sao trẻ em sinh ra ở mùa xuân, hạ, thu, đông lại có sức khỏe, chiều cao và chỉ số IQ khác nhau? - Ảnh 1.

Trẻ em sinh vào mùa đông thông minh hơn các bạn được sinh vào mùa khác (Ảnh minh họa).

Lý giải về điều này, các nhà khoa học cho rằng trong thời kỳ mang thai, người mẹ đã đi qua mùa hạ - mùa gặt hái của các loại rau củ quả, trái cây. Vì vậy, người mẹ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thì em bé sẽ là người được hưởng lợi, não bộ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn.

Ngoài chỉ số IQ, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Harvard cũng phát hiện ra rằng những đứa trẻ sinh sau tháng 10 thường nặng hơn các bé sinh ra trong các mùa khác khoảng 150g. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ mùa đông tăng cân nhanh hơn nhưng phát triển chiều cao chậm hơn các bạn khác.

Nguyên nhân là do mùa đông thời tiết rất lạnh, trẻ không được cha mẹ mang ra ngoài đi dạo hay tắm nắng, cộng thêm với việc trời lạnh lại được quấn ấm áp nên trẻ ngủ rất ngon. Thiếu vận động lại thường xuyên ăn ngon ngủ ngon nên trẻ em mùa đông sẽ có xu hướng mập hơn và thấp hơn các bạn sinh các tháng khác một chút trong một vài tháng đầu sau sinh. Khi mùa xuân đến, thời tiết nắng ấm thì lúc đó trẻ mùa đông mới được vận động và phát triển thể lực.

Những đứa trẻ sinh vào mùa xuân có chiều cao vượt trội

Vì sao trẻ em sinh ra ở mùa xuân, hạ, thu, đông lại có sức khỏe, chiều cao và chỉ số IQ khác nhau? - Ảnh 2.

Được chạy nhảy trong tiết trời ấm áp, tràn đầy nắng ấm giúp trẻ em mùa xuân cao lớn vượt trội (Ảnh minh họa).

Sau một thời gian điều tra và phân tích gần 90.000 người trưởng thành và 1,1 triệu trẻ sơ sinh trong nhiều năm, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ sinh ra vào mùa xuân được ông trời ưu ái ban tặng cho chiều cao vượt trội. Cụ thể, các bé mùa xuân sẽ cao hơn các bạn được sinh ra ở các mùa khác khoảng từ 0,19 – 0,5cm.

Nói về sự cao lớn vượt trội của trẻ em mùa xuân, các nhà khoa học cho rằng vitamin D chính là lời giải thích hợp lý nhất. Mùa xuân – mùa của nắng ấm, không khí mát mẻ, không quá nóng như mùa hè, không nóng ẩm như mùa thu hay lạnh giá như mùa đông. Vì thế, những em bé được sinh ra trong mùa xuân sẽ có cơ hội được đi tắm nắng, dạo chơi ngoài trời, từ đó hấp thụ được vitamin D thúc đẩy chiều cao vượt trội.

Tuy nhiên, mùa xuân nằm sát mùa hè nên càng về gần hè, nhiệt độ càng cao. Điều này khiến cho các loại virus, vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ dễ bị vướng vào các bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Những đứa trẻ sinh vào mùa hè thường có tính tình vui vẻ, lạc quan

Thông qua một vài khảo sát, người ta thấy rằng trẻ em được sinh ra vào mùa hè thường có tính tình vui vẻ, lạc quan, dễ hài lòng nhưng tâm hồn rực rỡ như nắng hè. Tuy nhiên, vì thụ thai vào mùa đông nên cơ thể người mẹ ít được tiếp xúc với ánh nắng, từ đó sản xuất ít vitamin D. Do vậy, chất lượng xương của trẻ em mùa hè tương đối thấp, các bé dễ bị sâu răng, gãy xương…

Ngoài ra, trẻ em sinh vào mùa hè dễ bị cận thị hơn trẻ sinh vào mùa đông. Điều này có thể là do trẻ tiếp xúc nhiều với ánh nắng tự nhiên từ trong khi bụng mẹ cho đến những tháng đầu sau sinh. Vì chúng ta đều biết rằng em bé trong bụng cũng có thể nhìn thấy ánh sáng như những tia màu hồng xuyên qua bụng của mẹ ngay từ tuần thứ 26 – thời điểm thai nhi biết mở mắt.

Vì sao trẻ em sinh ra ở mùa xuân, hạ, thu, đông lại có sức khỏe, chiều cao và chỉ số IQ khác nhau? - Ảnh 3.

Trẻ em sinh vào mùa thu có sức đề kháng tốt nhất (Ảnh minh họa).

Những đứa trẻ sinh vào mùa thu có khả năng chơi thể thao tốt và sống lâu hơn

Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 14.000 trẻ em ở Vương quốc Anh vào năm 2004, những người sinh vào mùa thu có khả năng chơi thể thao tốt, đặc biệt là môn bóng đá. Bên cạnh đó, những người sinh ra vào mùa thu cũng ít bị mắc các bệnh về già hơn, ngoại trừ hen suyễn.

Vì khi mới sinh ra trẻ em mùa thu đã được tắm nắng, đi dạo trong tiết trời hơi se se lạnh, nghĩa là cơ thể của bé đã bắt đầu xây dựng cho mình những viên gạch đầu tiên của hệ miễn dịch. Sau đó khi bước vào thời kỳ mùa đông, các bé sẽ tiếp tục tăng cường hệ miễn dịch của mình, từ đó cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật và sống lâu hơn.

Ánh sáng mặt trời đóng một vai trò quan trọng

Giải thích nguyên nhân vì sao mà trẻ em sinh ra ở các mùa khác nhau sẽ có sức khỏe, chiều cao, tính cách và chỉ số IQ khác nhau, Giáo sư Hutaiti Huta, công tác tại trường Đại học Umia (Thụy Điển) nói: "Các yếu tố bên ngoài như cường độ ánh nắng và nhiệt độ thời tiết trong quá trình sinh của em bé sẽ ảnh hưởng đến lượng chất kiểm soát cảm xúc trong não, chẳng hạn như serotonin, dopamine,… Vì vậy, lượng ánh sáng mặt trời mà bà bầu tiếp xúc trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi sau khi sinh.

Bên cạnh đó, ở mỗi mùa trong năm sẽ có các loại rau củ quả, thực phẩm khác nhau nên chất lượng bữa ăn của các bà bầu cũng khác nhau. Rồi ở trong từng thời tiết khác nhau của các mùa, thai phụ cũng sẽ tiết ra các hormone khác nhau, cảm xúc của họ cũng khác nhau thì sẽ sinh ra những đứa trẻ được sinh ra trong các mùa khác nhau cũng có sự khác biệt".

Trẻ sinh vào mùa đông thông minh nhất, sinh vào mùa xuân có chiều cao vượt trội, không phải mê tín mà có cơ sở khoa học hẳn hoi - Ảnh 5.

Giáo sư Hutaiti cũng chia sẻ thêm là khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, các cơ quan nội tạng của chúng ta sản xuất ra một số chất hóa học, chẳng hạn như vitamin D hoặc chất tuyến tùng có ảnh hưởng đến não. Do cường độ tiếp xúc với ánh nắng ở 4 mùa là khác nhau, nên các bà bầu cũng sẽ tiết ra hàm lượng vitamin D và tuyến tùng khác nhau tùy thuộc vào sự thay đổi của các mùa trong năm. Vì vậy, trẻ em sinh ra ở 4 mùa xuân, hạ, thu, đông sẽ có một vài đặc điểm khác nhau.

Tuy nhiên, tác động của mùa sinh đối với con người chỉ là một khía cạnh nhỏ, còn có rất nhiều các yếu tố khác chẳng hạn như di truyền, tâm trạng và dinh dưỡng khi mang thai, phương pháp nuôi dạy con cái, không khí gia đình,… tác động lên sự phát triển thể chất và tinh thần của một đứa trẻ. Cho nên, các bà mẹ không cần phải quá đắn đo lựa chọn xem nên sinh con vào mùa nào để tốt cho con nhất.

Nguồn: Babycentre, News, Time

Chia sẻ