Trẻ khóc đêm nhiều có thể do bệnh lý
Hiện tượng khóc nhiều về ban đêm xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ một số ít trường hợp trẻ khóc dạ đề thật sự, còn hầu hết là do mắc các bệnh lý khác nhau.
Khóc dạ đề chỉ xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
Bé Tuấn, con chị Hoa (Hoàng Mai, Hà Nội) được ba tháng tuổi nhưng cứ đến đêm, bé lại giật mình, quấy khóc, các cơn khóc kéo dài từ 10 đến 30 phút. Nghĩ rằng đây là chứng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ nên chị Hoa chỉ dỗ dành đến khi con nín khóc và ngủ thiếp đi. Thời gian gần đây, cơn quấy khóc của bé Tuấn ngày càng kéo dài, kèm theo bỏ bú, biếng ăn. Đưa đến bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bé mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.
Một trường hợp khác là bé Xuân (Nam Trực, Nam Định), 5 tháng tuổi, hay quấy khóc về đêm. Cũng cho rằng bé khóc dạ đề nên gia đình không đưa đi khám. Chỉ đến khi, bé Xuân khóc đến tím người, không chịu ăn, bố mẹ mới đưa đến khoa Nhi, BV Bạch Mai khám. Kết quả là bé bị thiếu canxi, dẫn đến còi xương.
Phó giáo sư, tiến sĩ (PGS. TS) Dũng cho biết, khóc dạ đề chỉ xảy ra ở những trẻ phát triển bình thường, ban ngày ngoan, ăn ngủ tốt. Hiện tượng khóc dạ đề là do trẻ mới sinh ra chưa thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, sẽ hết khóc dạ đề. Nếu kéo dài hơn hoặc trẻ có bất kỳ biểu hiện lạ nào kèm theo khóc đêm, cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý ở trẻ.
Bé Tuấn, con chị Hoa (Hoàng Mai, Hà Nội) được ba tháng tuổi nhưng cứ đến đêm, bé lại giật mình, quấy khóc, các cơn khóc kéo dài từ 10 đến 30 phút. Nghĩ rằng đây là chứng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ nên chị Hoa chỉ dỗ dành đến khi con nín khóc và ngủ thiếp đi. Thời gian gần đây, cơn quấy khóc của bé Tuấn ngày càng kéo dài, kèm theo bỏ bú, biếng ăn. Đưa đến bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bé mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.
Một trường hợp khác là bé Xuân (Nam Trực, Nam Định), 5 tháng tuổi, hay quấy khóc về đêm. Cũng cho rằng bé khóc dạ đề nên gia đình không đưa đi khám. Chỉ đến khi, bé Xuân khóc đến tím người, không chịu ăn, bố mẹ mới đưa đến khoa Nhi, BV Bạch Mai khám. Kết quả là bé bị thiếu canxi, dẫn đến còi xương.
Bác sĩ đang khám cho trẻ khóc nhiều do bị bệnh còi xương. Ảnh: Như Ý |
Phó giáo sư, tiến sĩ (PGS. TS) Dũng cho biết, khóc dạ đề chỉ xảy ra ở những trẻ phát triển bình thường, ban ngày ngoan, ăn ngủ tốt. Hiện tượng khóc dạ đề là do trẻ mới sinh ra chưa thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, sẽ hết khóc dạ đề. Nếu kéo dài hơn hoặc trẻ có bất kỳ biểu hiện lạ nào kèm theo khóc đêm, cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý ở trẻ.
Trẻ khóc đêm có thể mắc nhiều bệnh
Theo PGS.TS Dũng, trẻ khóc nhiều, dai dẳng về đêm do nguyên nhân bệnh lý thường xảy ra ở hai nhóm đối tượng. Thứ nhất, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của bé hoặc bé được nuôi trong phòng kín, không đủ ánh sáng. Nhiều bậc phụ huynh lo sợ trẻ dưới 6 tháng tuổi gặp gió, nắng sẽ ốm. Điều này hoàn toàn sai lầm, khiến trẻ bị thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Chứng còi xương làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài.
Trường hợp thứ hai là ở những trẻ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn có chứng khóc về đêm. Cơn khóc có thể kéo dài, trẻ khóc to, quằn quại, không dỗ được. “Biểu hiện này trong y học hiện đại gọi là cơn co thắt đường ruột”, PGS.TS Dũng cho biết. Vì một lý do nào đó, tại thời điểm đó, nhu động ruột của trẻ co thắt tăng mạnh nhưng không đều gây nên những cơn đau bụng dữ dội. Nguyên nhân là do trẻ dưới một tuổi, các bộ phận của cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Một vài trường hợp có thể là biểu hiện của bệnh lồng ruột. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh lồng ruột, ngoài khóc nhiều trẻ còn có triệu chứng nôn, ưỡn người, đi ngoài ra máu.
Các BS khuyến cáo, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm để BS chuẩn đoán trẻ khóc dạ đề hay khóc do bệnh lý nhằm có hướng điều trị kịp thời.
Nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt chú ý đến vấn đề ánh sáng, không được để trẻ sống trong phòng tối vì ngoài việc thiếu vitamin D trẻ còn có thể mắc các bệnh về hô hấp, da liễu do môi trường ẩm thấp. Mỗi ngày nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm, tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà mở cửa để ánh nắng chiếu vào phòng.
Theo PGS.TS Dũng, trẻ khóc nhiều, dai dẳng về đêm do nguyên nhân bệnh lý thường xảy ra ở hai nhóm đối tượng. Thứ nhất, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của bé hoặc bé được nuôi trong phòng kín, không đủ ánh sáng. Nhiều bậc phụ huynh lo sợ trẻ dưới 6 tháng tuổi gặp gió, nắng sẽ ốm. Điều này hoàn toàn sai lầm, khiến trẻ bị thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Chứng còi xương làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài.
Trường hợp thứ hai là ở những trẻ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn có chứng khóc về đêm. Cơn khóc có thể kéo dài, trẻ khóc to, quằn quại, không dỗ được. “Biểu hiện này trong y học hiện đại gọi là cơn co thắt đường ruột”, PGS.TS Dũng cho biết. Vì một lý do nào đó, tại thời điểm đó, nhu động ruột của trẻ co thắt tăng mạnh nhưng không đều gây nên những cơn đau bụng dữ dội. Nguyên nhân là do trẻ dưới một tuổi, các bộ phận của cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Một vài trường hợp có thể là biểu hiện của bệnh lồng ruột. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh lồng ruột, ngoài khóc nhiều trẻ còn có triệu chứng nôn, ưỡn người, đi ngoài ra máu.
Các BS khuyến cáo, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm để BS chuẩn đoán trẻ khóc dạ đề hay khóc do bệnh lý nhằm có hướng điều trị kịp thời.
Nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt chú ý đến vấn đề ánh sáng, không được để trẻ sống trong phòng tối vì ngoài việc thiếu vitamin D trẻ còn có thể mắc các bệnh về hô hấp, da liễu do môi trường ẩm thấp. Mỗi ngày nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm, tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà mở cửa để ánh nắng chiếu vào phòng.
Theo Đất Việt