Trẻ em ở Hà Lan là thuộc một trong nhóm những trẻ em hạnh phúc nhất thế giới, tất cả nhờ cha mẹ người Hà Lan LÀM KHÁC so với số cha mẹ còn lại

Alexx,
Chia sẻ

Một chuyên gia cho biết phong cách nuôi dạy con cái kiểu quyết đoán, nghĩa là đặt ra ranh giới rõ ràng kết hợp với nhiều tình yêu thương và sự ấm áp… được chứng minh là có tương quan với nhiều kết quả tích cực ở trẻ em.

Trẻ em ở Hà Lan là thuộc một trong nhóm những trẻ em hạnh phúc nhất thế giới, tất cả nhờ cha mẹ người Hà Lan LÀM KHÁC so với số cha mẹ còn lại - Ảnh 1.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em ở Hà Lan là một trong nhóm những em bé hạnh phúc nhất thế giới và các chuyên gia cho rằng có thể có một số lý do giải thích cho điều này.

Một báo cáo của UNICEF được công bố năm ngoái cho thấy trẻ em ở Hà Lan có cảm giác hạnh phúc cao nhất. Cơ quan về trẻ em của Liên hợp quốc đã phân tích dữ liệu của 41 quốc gia có thu nhập cao, xếp hạng các quốc gia điểm số mà họ ghi được về tình trạng tinh thần, sức khỏe thể chất và sự phát triển của trẻ em trong cả các kỹ năng xã hội và học tập.

Theo đó, Hà Lan được xếp hạng cao nhất trong bảng xếp hạng với ba kết quả lý tưởng, tiếp theo lần lượt là Đan Mạch và Na Uy.

Chile, Bulgaria và Mỹ xếp cuối bảng.

Ngoài ra, chỉ số Cuộc sống tốt hơn (Better Life index) năm 2020 của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organisation for Economic Co-operation and Development) cho thấy Hà Lan đạt điểm trên trung bình trong một số lĩnh vực, bao gồm thu nhập, giáo dục, nhà ở và tình trạng sức khỏe.

Anita Cleare, tác giả của cuốn "The Working Parent’s Survival Guide", nói với CNBC qua điện thoại rằng điều quan trọng là phải hiểu được vai trò của các yếu tố kinh tế xã hội trong việc ảnh hưởng đến hạnh phúc của trẻ em. Cô giải thích rằng nếu một đứa trẻ được đáp ứng một số nhu cầu nhất định, thường là ở một quốc gia giàu có, thì chúng sẽ có nhiều cơ hội đạt được hạnh phúc hơn.

Cleare cho biết phong cách nuôi dạy con cái kiểu quyết đoán, nghĩa là đặt ra "ranh giới rõ ràng kết hợp với nhiều tình yêu thương và sự ấm áp... được chứng minh là có tương quan với nhiều kết quả tích cực ở trẻ em".

Ngoài ra, Cleare cho biết sự xấu hổ có thể thực sự gây tổn hại cho trẻ em và người Hà Lan nổi tiếng là người cởi mở khi nói về các chủ đề có thể được coi là khó thảo luận khi ở các quốc gia khác.

  - Ảnh 1.

Báo cáo của UNICEF cũng nhấn mạnh rằng không phải tất cả trẻ em sống ở các nước giàu có đều có một tuổi thơ tốt đẹp.

"Ngay cả những quốc gia có điều kiện xã hội, kinh tế và môi trường tốt cũng còn rất xa mới đạt được các mục tiêu đặt ra trong Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững", UNICEF cho biết trong báo cáo.

Để giải quyết những bất cập này, UNICEF kêu gọi các quốc gia có thu nhập cao tham khảo ý kiến của trẻ em về cách cải thiện cuộc sống của chúng và đảm bảo rằng các chính sách thúc đẩy phúc lợi của chúng cũng được kết hợp thúc đẩy. UNICEF cũng khuyến nghị các quốc gia đẩy nhanh nỗ lực đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững, như giảm nghèo và cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em.

Môi trường học đường không cạnh tranh

Cleare cho biết người Hà Lan nổi tiếng về việc "đánh giá cao sự đa dạng và vô cùng cởi mở".

Cô nói rằng trong bối cảnh mà trẻ em ngày nay gặp nhiều áp lực cả về mặt học tập và xã hội cộng với các phương tiện truyền thông xã hội, thì cách tiếp cận này đối với việc nuôi dạy con cái là rất quan trọng.

"Vì vậy, tôi nghĩ rằng lớn lên trong một nền văn hóa nơi mọi người đều tôn trọng những điều độc đáo và trẻ em cảm thấy mình có thể trở thành người mà chúng muốn trở thành mà không bị đánh giá, có thể giúp cho tình bạn trở nên tích cực hơn, văn hóa sân chơi (chơi chung với nhau) tích cực hơn, và sẽ giúp nâng cao mức độ hạnh phúc của trẻ", cô nói.

Nghiên cứu của UNICEF cho thấy 81% thanh thiếu niên ở Hà Lan từ 15 tuổi cảm thấy rằng chúng có thể dễ dàng kết bạn ở trường, đây là một trong những tỷ lệ cao nhất trong số 41 quốc gia được đưa vào nghiên cứu.

  - Ảnh 2.

Amanda Gummer, người sáng lập tổ chức phát triển kỹ năng Hướng dẫn Chơi vui (Good Play Guide), nói với CNBC qua email rằng việc học ở trường là "không có tính cạnh tranh" ở Hà Lan và thay vào đó, người ta tập trung vào phát triển niềm đam mê học tập cho các em.

Cô khuyến khích các bậc cha mẹ hãy nhớ rằng "điểm thi không phải là tất cả hay là điểm cuối cùng" và thay vì tập trung vào điểm số, họ nên tập trung vào việc nuôi dưỡng tính tò mò của con mình.

Gummer cho biết cũng có những bài học cần rút ra từ các quốc gia khác được coi là mẫu mực về mặt phúc lợi của trẻ em.

Ví dụ, ở Na Uy, quốc gia đứng thứ ba trong danh sách của UNICEF, Gummer nói rằng có một "nền văn hóa ‘cùng nhau’" ở quốc gia này.

"Giúp đỡ người khác rất tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn, vì vậy hãy nghĩ về những cách mà cả gia đình bạn có thể đóng góp cho cộng đồng," cô nói và cho rằng hoạt động tình nguyện là một cách để thúc đẩy cảm giác đoàn kết này.

Theo CNBC

Chia sẻ