Trẻ động kinh có thể khỏi bệnh nếu điều trị sớm
Nếu được điều trị ngay khi trẻ có cơn co giật đầu tiên, khoảng 82% số trường hợp có thể khỏi sau một năm.
Tiến sĩ Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết trung bình mỗi năm, cơ sở này tiếp nhận 800 - 900 trẻ bị bệnh động kinh phải nhập viện điều trị. Số bệnh nhân điều trị ngoại trú nhiều gấp bốn lần.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh như xuất huyết não, sốt cao co giật, nhiễm trùng thần kinh, rối loạn mạch máu não, di truyền, chấn thương sọ não... Tuy nhiên, có đến hơn một nửa số ca bệnh không rõ nguyên nhân. Bệnh nguy hiểm ở chỗ nếu không được điều trị để cắt hoặc giảm những cơn co giật kéo dài, trẻ có thể chậm phát triển tâm lý, vận động. Khi trẻ có cơn co giật đầu tiên nếu được điều trị sớm thì khả năng trẻ bị cơn co giật tiếp theo chỉ còn 24%, và 82% có thể khỏi sau một năm.
Khi trẻ có những biểu hiện như mắt nhìn ngược, co giật tay chân, run giật nửa người hay toàn thân, ưỡn cứng người, tím ngắt, hay lên cơn co giật nhưng không rung lên bần bật mà đang chơi tự nhiên mắt lờ đờ, đi quay một vòng vô ý thức hoặc ngất…, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám ở các chuyên khoa thần kinh.
Cha mẹ cần ghi lại hình cơn co giật của trẻ để giúp bác sĩ chẩn đoán đúng loại co giật và cho thuốc điều trị chính xác. Đây là cách điều trị tối ưu, vì mỗi kiểu co giật lại đáp ứng khác biệt nhau đối với các thuốc chống động kinh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh như xuất huyết não, sốt cao co giật, nhiễm trùng thần kinh, rối loạn mạch máu não, di truyền, chấn thương sọ não... Tuy nhiên, có đến hơn một nửa số ca bệnh không rõ nguyên nhân. Bệnh nguy hiểm ở chỗ nếu không được điều trị để cắt hoặc giảm những cơn co giật kéo dài, trẻ có thể chậm phát triển tâm lý, vận động. Khi trẻ có cơn co giật đầu tiên nếu được điều trị sớm thì khả năng trẻ bị cơn co giật tiếp theo chỉ còn 24%, và 82% có thể khỏi sau một năm.
Khi trẻ có những biểu hiện như mắt nhìn ngược, co giật tay chân, run giật nửa người hay toàn thân, ưỡn cứng người, tím ngắt, hay lên cơn co giật nhưng không rung lên bần bật mà đang chơi tự nhiên mắt lờ đờ, đi quay một vòng vô ý thức hoặc ngất…, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám ở các chuyên khoa thần kinh.
Cha mẹ cần ghi lại hình cơn co giật của trẻ để giúp bác sĩ chẩn đoán đúng loại co giật và cho thuốc điều trị chính xác. Đây là cách điều trị tối ưu, vì mỗi kiểu co giật lại đáp ứng khác biệt nhau đối với các thuốc chống động kinh.
Theo Phương Uyên
Baodatviet
Baodatviet