Trẻ con và “tình yêu bọ xít”
“Mẹ ôm con thật chặt như “anh yêu em” ấy”, chị Lan ngỡ ngàng và có phần choáng váng khi cậu con trai 5 tuổi nói với mình như vậy.
“Tình yêu bọ xít”
Ngày nào đón con từ lớp mẫu giáo về chị Hiền cũng nghe con kể về một bạn Giang nào đó: “Mẹ ơi, ở lớp con bạn Giang xinh nhất; Mẹ ơi hôm nay bạn Giang mặc váy màu hồng; Mẹ ơi, bạn Giang cho con cái kẹo…”. Bau đầu chị Hiền chỉ nghĩ do con kể những chuyện ở lớp một cách bình thường, nhưng khi nghe con mình nhắc nhiều về một người bạn gái chị đã thấy có phần chột dạ. Một dịp cuối tuần, chị Hiền lại nghe con than thở: “Mẹ ơi, con nhớ bạn Giang lắm! Mẹ cho con tới nhà bạn Giang chơi!”. Lúc này chị mới hỏi con: “Sao con chỉ nhớ bạn Giang thôi? Mẹ cho con tới nhà bạn Tùng chơi nhé?”. Cậu bé nằng nặc đòi gặp bạn Giang vì: “Con yêu bạn Giang, mẹ ạ”. Chị Hiền nghe con nói chỉ biết ngã ngửa… vì ngạc nhiên.
Trong những trường hợp ấy, nhiều ông bố bà mẹ cười xòa coi đó chỉ là sự hồn nhiên của trẻ con, do hiểu nhầm những tình cảm nên cứ mặc kệ cho con tiếp tục “yêu”; nhiều bậc phụ huynh khác thì tìm cách giải thích cho con hiểu đó chỉ là tình bạn để con không hiểu lầm, nhưng cũng không ít người cấm đoán con và nói với con rằng đó là hành động, tình cảm xấu, không được tái diễn.
Gặp gỡ chuyên gia
Chuyên gia tư vấn tâm lý Mã Ngọc Thể, Giám đốc Trung tâm Tham vấn Tân Trí Việt đã giúp chúng ta đưa ra những cách xử lý khéo léo cho các bậc cha mẹ ở vào tình huống khó xử này.
Việc các bé nói “yêu” bạn cùng lớp, có những hành động và lời nói “yêu” với bạn của mình, đó chỉ là sự hồn nhiên của con trẻ, chưa ý thức được và nhầm lẫn về tình cảm “yêu”, hay thực sự là một vấn đề mà cha mẹ cần quan tâm?
Những biểu hiện của trẻ như nói ở trên cho thấy đây là sự phản ánh trực tiếp những gì trẻ cảm nhận được trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vì trẻ từ mẫu giáo đến tiểu học có sự phát triển tư duy đang ở giai đoạn tư duy cụ thể. Những thông tin mà trẻ tiếp nhận dễ tác động lớn đến hành vi và nhận thức của trẻ. Các cháu rất nhạy cảm với những ngôn từ, hành động khác lạ nên dễ bắt chước và làm theo một cách cảm tính. Với nhận thức ở lứa tuổi các cháu thì các cháu không hiểu bản chất của các lời nói và hành động yêu ở người lớn có ý nghĩa gì, nên các cháu “copy” rồi thể hiện ra với bạn để thỏa mãn trí tò mò. Cho nên các bậc cha mẹ hay người lớn cần hết sức quan tâm, tế nhị đối với những hành động “không phù hợp” với lứa tuổi các cháu để không tạo ra các cơ hội cho các cháu bắt chước, làm theo.
Theo ông, cha mẹ nên quan tâm và can thiệp việc đó chừng nào, tới đâu cho hợp lý?
Tùy vào mức độ biểu hiện của các cháu mà cha mẹ can thiệp. Tuy nhiên, muốn thành công trong việc định hướng hành vi cho con, trước hết cha mẹ hãy làm bạn với con, tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lại có lời nói và ứng xử như vậy. Nếu không biết cách can thiệp cha mẹ có thể kết hợp với giáo viên, nhờ đến các chuyên gia tâm lý hỗ trợ để đề ra các biện pháp can thiệp kịp thời.
Ông có thể đưa ra một vài lời khuyên cho cha mẹ giúp con nhận biết đúng bản chất tình cảm phù hợp với lứa tuổi của con?