Trẻ bị "cứt trâu" chữa như thế nào?
Có nhiều trẻ mới sinh hoặc được vài tháng tuổi có nhiều "cứt trâu", biểu hiện là những mảng sừng rất dày trên da đầu gây ngứa ngáy, khó chịu.
Có trường hợp mỗi khi tắm gội chịu khó kỳ cọ cho trẻ dần dần sẽ hết. Nhưng cũng có trường hợp trẻ không khỏi mà lớp sừng trên da đầu lại mọc dày hơn kèm theo rụng tóc, chảy nước vàng... khiến cha mẹ rất lo lắng không biết cách chữa như thế nào?
Trẻ em mới sinh, trên da đầu nhất là vùng thóp có những tảng vẩy da dầy màu nâu xám ta thường gọi là "cứt trâu ". Đó là những chất do tuyến bã nhờn tiết ra đọng khô lại có nhiệm vụ bảo vệ vùng thóp còn phập phồng.
Nếu cứt trâu thành lớp mỏng thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường,không đáng ngại.Trẻ em càng lớn “cứt trâu” càng ít đi,đến 2-3 tuổi có thể hết hẳn.Nhưng cũng có trường hợp “cứt trâu” đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc, bóc lên thấy da đầu ở đó hơi đỏ ướt.
“Cứt trâu” dày làm em bé ngứa ngáy phải gãi đầu có thể có những biến chứng nhiễm khuẩn nung mủ (chốc đầu), nổi đinh nhọt ở da đầu, vì cứt trâu là môi trường tốt cho vi khuẩn ngoài da (liên cầu, tụ cầu) phát triển. “Cứt trâu” nhiều có thể làm rụng tóc, thưa thớt hay từng đám vì chất nhờn tiết ra nhiều vít lỗ chân tóc gây rối loạn dinh dưỡng và làm rụng tóc.
Nếu “cứt trâu” ít, mỏng, không cần chữa. Chỉ cần gội đầu bình thường dần dần em bé lớn sẽ hết “cứt trâu”. Nếu cứt trâu thành từng tảng dầy như trường hợp của bé có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:
- Vài ngày một lần bôi ít dầu parafin lên da đầu để vài giờ cho cứt trâu bở ra, sau đó gội bằng nước chanh loãng.Làm như vậy 3-5 lần lớp cứt trâu sẽ mỏng dần. Có thể bôi một số thuốc kem, mỡ như acid salicylic 2% (a-xít sa-li-si-líc), chlorocid 1% (cờ-lo-rô-xít), erythromycin 1% (r-ey-thờ-rô-my-xin), diprosalic (đi-prô-sa-líc), kết hợp gội đầu bằng nước chanh, bồ kết loãng, nước lá chè tươi.
Khi gội hết sức nhẹ nhàng, tránh cào vò mạnh có thể làm da đầu bé sây sát sẽ biến chứng thành nung mủ, chốc lở, mụn nhọt...
Nếu đã thành biến chững chốc đầu, đinh nhọt nhất thiết phải đi khám ở thầy thuốc chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị thích hợp.
Trẻ em mới sinh, trên da đầu nhất là vùng thóp có những tảng vẩy da dầy màu nâu xám ta thường gọi là "cứt trâu ". Đó là những chất do tuyến bã nhờn tiết ra đọng khô lại có nhiệm vụ bảo vệ vùng thóp còn phập phồng.
Nếu cứt trâu thành lớp mỏng thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường,không đáng ngại.Trẻ em càng lớn “cứt trâu” càng ít đi,đến 2-3 tuổi có thể hết hẳn.Nhưng cũng có trường hợp “cứt trâu” đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc, bóc lên thấy da đầu ở đó hơi đỏ ướt.
Nếu “cứt trâu” ít, mỏng, không cần chữa. Chỉ cần gội đầu bình thường dần dần em bé lớn sẽ hết “cứt trâu”. Nếu cứt trâu thành từng tảng dầy như trường hợp của bé có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:
- Vài ngày một lần bôi ít dầu parafin lên da đầu để vài giờ cho cứt trâu bở ra, sau đó gội bằng nước chanh loãng.Làm như vậy 3-5 lần lớp cứt trâu sẽ mỏng dần. Có thể bôi một số thuốc kem, mỡ như acid salicylic 2% (a-xít sa-li-si-líc), chlorocid 1% (cờ-lo-rô-xít), erythromycin 1% (r-ey-thờ-rô-my-xin), diprosalic (đi-prô-sa-líc), kết hợp gội đầu bằng nước chanh, bồ kết loãng, nước lá chè tươi.
Khi gội hết sức nhẹ nhàng, tránh cào vò mạnh có thể làm da đầu bé sây sát sẽ biến chứng thành nung mủ, chốc lở, mụn nhọt...
Nếu đã thành biến chững chốc đầu, đinh nhọt nhất thiết phải đi khám ở thầy thuốc chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị thích hợp.