Tránh cho con phải chứng kiến "cảnh nóng"

,
Chia sẻ

Khi vợ chồng gần gũi nên chú ý tránh để cho con trẻ phải chứng kiến, nếu không, trẻ sẽ rất dễ bắt chước do tò mò và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

Khi lên ba, trẻ bắt đầu có nhận thức và muốn khám phá cái mới. Ở lứa tuổi tiền dậy thì (8 - 10 tuổi), cùng với sự phát triển tâm sinh lý, sự ham thích khám phá của trẻ càng tăng lên. Trẻ luôn để ý và muốn xâm nhập vào thế giới người lớn. Vì thế, hành vi của người lớn rất dễ tác động đến trẻ.

Hầu hết những trò "thí  nghiệm" về tình dục của trẻ là do tò  mò. Sự tò mò về tình dục khiến trẻ  có quan hệ tình dục vị thành niên, lệch lạc về giới tính, rối loạn về tính dục, thậm chí  kèm theo những vấn đề về stress, các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, suy nhược hay những biến đổi về ứng xử, rối nhiễu về hành vi và nhận thức.
 

Tránh cho con phải chứng kiến "cảnh nóng" 

 

Khi phát hiện ra con mình có  những biểu hiện đó, nhiều bậc phụ huynh thường hốt hoảng, chửi mắng, đánh đập khiến trẻ bị  áp lực và rơi vào các biểu hiện rối loạn khác. Đó là việc làm không nên. Cha mẹ nên gần gũi, chia sẻ, lắng nghe những suy nghĩ của trẻ và giải thích cho trẻ hiểu những vấn đề nhạy cảm đó một cách khoa học và phù hợp với lứa tuổi.

Để bảo vệ con trẻ, tốt nhất cha mẹ nên cư xử đúng mực trước mặt trẻ. Ngay từ sau khi trẻ ba tuổi, nên cho trẻ ngủ riêng, vừa giáo dục tính tự lập cho trẻ vừa tránh cho trẻ vô tình chứng kiến những "cảnh nóng". Nếu điều kiện gia đình không thể tách riêng thì cha mẹ nên chú ý không nên chọn thời điểm gần gũi khi ở bên cạnh trẻ.

 
Theo TS Vũ Thanh
Bee
 
Chia sẻ