Thực hư chuyện trẻ nhỏ không cần ngoáy tai?

Thu Anh ghi,
Chia sẻ

Bạn đọc Nguyệt Anh (tranmy…@yahoo.com) hỏi: Thấy con tôi (2 tuổi) khóc, vùng vằng khi tôi ngoáy tai cho cháu, chị tôi cho biết nghe bác sĩ nói tai con nít tự làm sạch, không nên ngoáy. Nhưng tôi thấy con tôi có rất nhiều ráy tai, không ngoáy thấy không ổn?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Cách tốt nhất để làm sạch tai cho bé 2 tuổi con bạn là dùng khăn mềm lau bên ngoài, hoặc bông ngoáy tai mềm làm sạch nhẹ nhàng vùng ống tai ngoài khi thấy có chất bẩn đọng hay khi tai bị ướt.

Thực hư chuyện trẻ nhỏ không cần ngoáy tai? - Ảnh 1.

Tai trẻ em có cơ chế tự làm sạch nên không cần phải ngoáy tai (Ảnh minh họa từ Internet)

Không chỉ tai trẻ em mà kể cả tai người lớn đều có cơ chế tự làm sạch, lông mao sẽ tự đẩy chất bẩn bên trong ra ngoài. Vì vậy việc ngoáy sâu không những làm bé đau, có nguy cơ gây thủng màng nhĩ nếu lỡ tay mà còn không cần thiết.

Nếu bạn ngoáy tai mà bé khóc, hãy coi chừng bạn đã ngoáy quá sâu hay quá mạnh tay, hay dùng dụng cụ cứng khiến bé bị đau, khó chịu.

Còn nếu bạn thấy con mình đã làm sạch vùng tai ngoài rồi mà tai vẫn còn nhiều ráy tai, ráy tai nằm sâu, bé bị ngứa ngáy, khó chịu hay có tiết dịch bất thường từ vùng tai, coi chừng bé bị viêm tai hay một bệnh lý nào khác.

Với trẻ em tuổi này còn có nguy cơ dị vật trong tai do trẻ nghịch dại, nhét vào hay bị côn trùng chui vào. Các trường hợp này tuyệt đối đừng cố ngoáy tai mà hãy đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sớm.

Chia sẻ