Thu nhập tăng từ 40 triệu lên 70 triệu nhưng khoản tiết kiệm không hề tăng, mẹ bỉm này nhận ra sai lầm trong quan điểm chi tiêu cho con
Tất cả có lẽ bắt nguồn từ suy nghĩ mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình khi có thu nhập tăng thêm.

Thu nhập tăng gấp đôi, tiết kiệm vẫn giậm chân: Tôi đã chi tiêu sai lầm ở đâu?
Tôi là một mẹ bỉm sữa, hiện có hai con nhỏ. Cách đây đúng một năm, thu nhập của gia đình tôi là khoảng 40 triệu đồng/tháng. Dù chi phí sinh hoạt đã là một khoản không nhỏ, tôi vẫn tự hào vì mỗi tháng đều có thể tiết kiệm được đều đặn 10 triệu.
Tôi làm được điều đó không phải vì thắt lưng buộc bụng, mà nhờ lên kế hoạch rõ ràng, theo dõi chi tiêu sát sao và luôn có giới hạn cho từng hạng mục.
Vậy mà giờ đây, khi thu nhập gia đình đã tăng lên 70 triệu mỗi tháng, tức gần gấp đôi thì không hiểu vì sao tôi vẫn chỉ tiết kiệm được đúng... 10 triệu.

Lúc đầu tôi nghĩ: “K hông sao đâu, có tiền thì sống thoải mái hơn một chút”, n hưng khi nhìn lại sổ chi tiêu (may mà tôi vẫn giữ thói quen ghi chép), tôi thực sự choáng váng. Sự “thoải mái” này đang ngốn hết phần tăng thêm thu nhập của tôi mà chẳng để đạt được mục đích gì.
Tài khoản Shoppee vốn dĩ chỉ được phép chiếm 5% thu nhập của gia đình thì nay nó tăng lên 10% tức là từ 2 triệu tăng lên 7 triệu/tháng. Điều đáng nói là tôi toàn mua sắm những thứ giời ơi đất hỡi chứ chẳng có gì để mà gọi là đáng để chi ra.
Tất cả có lẽ bắt nguồn từ suy nghĩ mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình khi có thu nhập tăng thêm.
Sai lầm của tôi nằm ở đâu?
1. Không có kế hoạch nâng cấp chất lượng sống
Tôi muốn cả nhà được ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn, vui chơi nhiều hơn, nhưng không đặt ra giới hạn cụ thể. Kết quả: tiền chảy đi vô hình như nước.
2. Chi tiêu theo cảm xúc
Thấy con người ta có xe đẩy mới, tôi cũng mua. Thấy bạn bè cho con học thử lớp này lớp kia, tôi cũng đăng ký. Hễ rảnh tay lại mở app mua sắm vì… “mua cho vui”.

3. Không điều chỉnh tỷ lệ tiết kiệm
Thu nhập tăng nhưng khoản tiết kiệm vẫn cố định. Điều đó nghĩa là tỉ lệ tiết kiệm thực tế của tôi đã giảm mạnh – từ 25% xuống chỉ còn 14%.
4. Không phân biệt “cần” và “muốn”
Một số món chi tưởng là “thiết yếu” như đồ chơi học cụ cho con, thực chất là mua vì thích, không thực sự cần thiết.
Tôi nên làm gì để lấy lại thế chủ động?
Tái cấu trúc tài chính gia đình theo tỷ lệ 50/30/20
50% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, học hành con cái, điện nước, xăng xe, chăm sóc sức khỏe.
30% cho mong muốn cá nhân: giải trí, du lịch, ăn ngoài, mua sắm không thiết yếu.
20% tiết kiệm: Tiết kiệm để trả nợ đầu tư bất động sản của 2 vợ chồng.
Với thu nhập 70 triệu, kế hoạch cụ thể sẽ như sau:
Tôi sẽ không đề cập nhiều đến vấn đề các khoản chi tiêu khác trong gia đình nhưng đây là cách tôi kiểm soát các chi tiêu trong khoản chi cho con cái.

Duy trì việc cho con đi chơi nhưng có hạn mức cụ thể.
Chi tiêu của mẹ bỉm - Phần “con cái” chiếm gần nửa chi tiêu thiết yếu
Hạng mục lớn | Ngân sách (VNĐ) | Tỉ lệ (%) | Ghi chú chi tiết |
---|---|---|---|
Chi tiêu thiết yếu | 35.000.000 | 50% | |
Cho con | 17.000.000 | 49% của thiết yếu | Chiếm gần nửa tổng chi thiết yếu |
Học phí, lớp học thêm (con lớn) | 3.000.000 | Trường công, lớp kỹ năng, gia sư học phí theo kỳ | |
Bỉm sữa, ăn uống | 4.000.000 | Sữa công thức, đồ ăn dặm, thực phẩm cho bé | |
Đồ dùng, đồ chơi | 2.000.000 | Quần áo, đồ chơi, đồ dùng cá nhân | |
Khám bệnh, thuốc men | 2.000.000 | Dự phòng khám nhi, tiêm ngừa | |
Gửi trẻ | 5.000.000 | Chi phí gửi trẻ, hỗ trợ chăm sóc | |
Cho con đi chơi | 3.000.000 | | Cho con những trải nghiệm mới |


Chọn bình thuỷ tinh để ít khấu hao và không phải thay đổi bình thường xuyên, sử dụng sữa nội phù hợp với con thay vì FOMO theo sữa ngoại.
Quan điểm chi tiêu
Khi thu nhập tăng, chi cho con tăng mạnh theo nhu cầu chất lượng sống, không chỉ là “đủ ăn đủ mặc” mà còn là học kỹ năng, khám sức khỏe định kỳ, phát triển toàn diện.
Đây là lý do mẹ bỉm thường thấy tiền tiêu “như nước” mà không hẳn là tiêu sai – chỉ là không có kế hoạch giới hạn cụ thể nên dễ lạm phát.

Mua ít quần áo và canh sale để được giá tốt hơn.
Đây là cách tôi kiểm soát lại chi tiêu cho các con.
Tình huống | Giải pháp |
---|---|
Mua đồ chơi giáo dục mà bé chơi đúng 3 hôm | Lập danh sách “đáng mua” và “hạn chế mua” hằng tháng |
Đăng ký 3 lớp học kỹ năng vì “sợ con thua thiệt” | Chọn 1–2 lớp thực sự phù hợp với độ tuổi, lịch nhà bạn |
Luôn mua sữa ngoại, đồ nhập, cao cấp | Sữa nội phù hợp hơn với thể trạng của con mình nên tôi đã chuyển sang dùng sữa nội hoàn toàn. Bé nhà tôi sử dụng sử của Nutifood |
Bị động khi bé ốm, phải chi đột xuất | Dự phòng khoản "sức khỏe con" cố định 1,5–2 triệu/tháng |
Gửi con cho người giúp việc/người thân tạm thời | Chuyển sang gửi trẻ nơi an toàn và uy tín. Con được học kĩ năng, học phí cao nhưng chi phí tổng lại giảm đáng kể. |


Học phí có thể cao nhưng tổng chung thì lại giảm đáng kể.
Lời kết
"Là mẹ bỉm, tôi không tiếc gì cho con – nhưng tôi học được rằng yêu con không đồng nghĩa với vung tay, và đầu tư cho con cũng cần có chiến lược. Nếu không, mình sẽ luôn có cảm giác 'tiền đâu chẳng thấy, chỉ thấy hết!' "
Tôi nhận ra, vấn đề không nằm ở thu nhập, mà nằm ở tư duy tài chính. Khi tôi có 40 triệu/tháng, tôi biết kiểm soát. Khi tôi có 70 triệu, tôi lại đánh mất sự kiểm soát ấy vì nghĩ mình “có quyền tiêu nhiều hơn”.
Nhưng thật ra, sự giàu có không phải là có bao nhiêu tiền, mà là mình có thể giữ được bao nhiêu và sử dụng nó để sống thông minh, an toàn và bền vững đến đâu.
Thu nhập tăng – không có nghĩa là chi tiêu cũng phải tăng bằng. Quan trọng nhất vẫn là: sống chủ động, chứ đừng để tiền bạc điều khiển cảm xúc.