Thăm ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại 1 bệnh viện ở miền Bắc

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Ngân hàng sữa mẹ được xây dựng nhằm đảm bảo rằng các trẻ sơ sinh khi chưa thể bú sữa mẹ đẻ, bao gồm trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân, bệnh lý hoặc mẹ bị bệnh có thể tiếp cận với nguồn sữa mẹ hiến tặng an toàn, giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị viêm ruột và các bệnh nhiễm trùng.

Ngày 28/7, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh là đơn vị đầu tiên của miền Bắc vừa được Bộ Y tế trao danh hiệu Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc và khai trương ngân hàng sữa mẹ.

Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên của miền Mắc tại BV Sản Nhi Quảng Ninh

Tại đây, tất cả bà mẹ đang mang bầu sẽ được các bác sĩ tư vấn cách không sử dụng sữa ngoài mà nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Ngay sau khi lọt khỏi lòng mẹ, bé được ấp da kề da trên ngực mẹ 90 phút (đây là thời gian để bé phản xạ theo tự nhiên tìm đến bú mẹ).

Ngân hàng sữa mẹ là gì?

Khu vực ngân hàng sữa mẹ của bệnh viện được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tại đây sẽ có khu vực riêng để các bà mẹ cho sữa dư thừa. Ngoài ra, các tình nguyện viên sẽ đi thu nhận sữa từ các điểm tích sữa do các bà mẹ tặng đem bề bảo lưu.

Sữa mẹ hiến tặng thô vận chuyển về ngân hàng sữa mẹ sẽ được làm xét nghiệm, lưu trữ ở nhiệt độ -20 độ C. Ngân hàng sẽ tiến hành thanh trùng lượng sữa theo nhu cầu sử dụng mỗi ngày, đưa sữa vào trong máy chuyên biệt lên nhiệt độ 62,5 độ C trong 30 phút, sau đó làm lạnh nhanh xuống 4 độ C.

Sữa mẹ sau khi thanh trùng sẽ được lấy mẫu để làm xét nghiệm một lần nữa và tiếp tục trữ đông. Chỉ sữa nào có hai xét nghiệm trước và sau thanh trùng đạt tiêu chuẩn mới được đem đi rã đông và phân phối cho các em bé đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Tại khu vực lấy sữa của các bà mẹ tặng sẽ có nhân viên y tế hướng dẫn

Tại khu vực thu gom sữa do các bà mẹ tặng sẽ có nhân viên y tế hướng dẫn.

Thăm ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại bệnh viện ở miền Bắc - Ảnh 3.

Sữa sẽ được bảo lưu tại khu vực nghiêm ngặt

Sữa sẽ được bảo lưu nghiêm ngặt tại khu vực riêng.

Các tình nguyện viên cũng đi đến các gia đình có bà mẹ tặng sữa

Các tình nguyện viên cũng đi đến các gia đình có bà mẹ tặng sữa để lấy sữa.

Tại các gia đình các bà mẹ cũng được hướng dẫn cách bảo quản

Tại các gia đình, các bà mẹ cũng được hướng dẫn cách bảo quản sữa đúng cách.

Sữa đi thu về tiếp tục được thanh trùng và phân chia

Sữa đi thu về tiếp tục được thanh trùng và phân chia.

Trẻ từ khi sinh ra được hoàn toàn sử dụng sữa mẹ. Nếu mẹ của bé nào không thể có sữa do bệnh lý, sức khỏe.. thì đã có ngân hàng sữa

Trẻ từ khi sinh ra được hoàn toàn sử dụng sữa mẹ. Nếu mẹ của bé nào không thể có sữa cho con bú do bệnh lý, sức khỏe... thì đã có ngân hàng sữa.

Thăm ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại bệnh viện ở miền Bắc - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh chia sẻ: "Ngân hàng sữa mẹ Quảng Ninh được xây dựng nhằm đảm bảo rằng các trẻ sơ sinh khi chưa thể bú sữa mẹ đẻ, bao gồm trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân, bệnh lý hoặc mẹ bị bệnh có thể tiếp cận với nguồn sữa mẹ hiến tặng an toàn, giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị viêm ruột và các bệnh nhiễm trùng".

Bà mẹ hiến tặng sữa được sàng lọc và tư vấn để cam kết hiến tặng sữa mẹ lâu dài. Sữa mẹ hiến tặng được xét nghiệm, thanh trùng và bảo quản theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và chất lượng. Ngân hàng sữa mẹ Quảng Ninh có thể cung cấp sữa mẹ thanh trùng an toàn cho gần 1.000 trẻ sinh non tháng, nhẹ cân, bệnh lý hoặc có mẹ bị bệnh tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, và gần 20.000 trẻ ở các bệnh viện khác lân cận.

Thăm ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại bệnh viện ở miền Bắc - Ảnh 9.

Bệnh viện hướng dẫn các mẹ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, hoàn toàn không có sữa ngoài.

Để trở thành Bệnh viện Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã vượt qua quá trình đánh giá toàn diện của Bộ Y tế. Bệnh viện cũng nhận được phản hồi tích cực từ các sản phụ về dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà Mẹ Trẻ em, Bộ Y tế phát biểu: "Bộ Y tế đặc biệt ấn tượng và đánh giá cao những nỗ lực và sự tiến bộ nhanh chóng của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Chỉ sau một năm, tỷ lệ trẻ được da kề da liên tục 90 phút ngay sau khi sinh tăng từ 59% trong quý 1/2019 lên 84% trong quý 2/2020; tỷ lệ bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong thời gian ở bệnh viện cũng ở mức cao – lần lượt là 88% và 85%".

Chia sẻ