"Tè dầm" ở trẻ nhỏ do gen di truyền

,
Chia sẻ

90% những đứa trẻ cho rằng chúng là người duy nhất tè dầm, và điều đó làm cho chúng cảm thấy tồi tệ, xấu hổ. Nhưng theo TS Bennett (Mỹ) thì có tới 3/4 trong số đó có bố mẹ cũng tè dầm hồi nhỏ

Tè dầm: Vấn đề bí mật

Việc giấu kín khi tè dầm làm cho vấn đề trở nên khó sửa hơn cho trẻ và cho cả bố mẹ. 90% những đứa trẻ cho rằng chúng là người duy nhất tè dầm, và điều đó làm cho chúng cảm thấy tồi tệ, xấu hổ.

Mặc dù nhìn chung trẻ có thể kiểm soát được bàng quang vào buổi đêm nhưng khác nhau về độ tuổi. Theo những nghiên cứu, có rất nhiều trẻ tè dầm vài ngày một lần hoặc hàng ngày, và số lượng trẻ trai tè dầm nhiều gấp đôi trẻ gái. Sau 5 tuổi, 15% trẻ tiếp tục tè dầm và tới 10 tuổi thì con số này là 5%.

Nhiều cha mẹ chán ngán cho rằng con mình tè dầm là do quá lười. Đối với nhiều trẻ, tè dầm là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình lớn lên, nhưng đây không phải là một phiền toái quá mức. Hiểu về nguyên nhân tè dầm là bước đầu tiên để đổi phó với vấn đề rất phổ biến này.
 

Tè dầm do di truyền

Không có một nguyên nhân duy nhất nào để khẳng định, nhưng nếu bạn muốn một câu trả lời đơn giản, hãy xét nghiệm ADN. Theo một nghiên cứu của tiến sỹ Bennett (Mỹ) thì có tới ba phần tư trẻ tè dầm có bố mẹ cũng đái dầm hồi nhỏ. Các nhà khoa học thậm chí còn xác định các gen gây ảnh hưởng đến sự kiểm soát bàng quang vào ban đêm (đó là các nhiễm sắc thể 13, 12 và 8).

Các nhà khoa học còn đưa ra lời khuyên rằng, bố mẹ nên kể cho con rằng ngày xưa bố mẹ cũng thế. Nó giúp cho trẻ hiểu rằng “không chỉ có mình mình đái dầm, đó không phải lỗi của mình !”.

Một số yếu tố được cho là thủ phạm

  • Kiểm soát của bàng quang: Tín hiệu kết nối với não xảy ra chậm
  • Ít hormone ADH: Hormone này giúp thận kiểm soát lượng urine tiết ra
  • Giấc ngủ quá sâu: Khiến não không nhận được tín hiệu bàng quang đã căng
  • Chức năng bàng quang yếu: Khiến nó gửi nhầm tín hiệu đã đầy lên não
  • Táo bón: Ruột đã đầy và đè lên bàng quang.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Trường hợp này khá hiếm, chỉ khoảng 3%
  • Bị stress tâm lý: Chẳng hạn bố mẹ ly hôn hoặc sinh thêm em bé.

Điều trị

Tác hại của tè dầm chủ yếu là về mặt tâm lý hơn là bệnh, nó làm cho trẻ cảm thấy rất xấu hổ và áp lực. Vì thế bố mẹ không nên đổ lỗi cho rằng chúng cố tình hay là do lười dậy đi tè. Sự thất vọng ra mặt của bố mẹ sẽ càng làm tình hình tồi tệ hơn. Hãy áp dụng một số biện pháp sau:

  • Khuyến khích trẻ đi tè trước khi lên giường
  • Hạn chế cho trẻ dùng thức ăn hay đồ uồng nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Lót nhựa hoặc nilon lên đệm
  • Báo thức đi tiểu: Đánh thức trẻ vào một giờ cố định để dậy đi tiểu.
  • Dùng thuốc
Một điều quan trọng cần biết rằng, có những thứ tự bản thân các gia đình có thể làm cho tình hình tốt hơn so với việc cầu cứu bác sỹ. Vì vậy các bậc cha mẹ hãy kiên nhẫn xử lý và không có những xử sự tiêu cực với con mình.
 
Khang Duy
Chia sẻ