"Tài năng" của những đứa trẻ hay cãi mẹ, chưa chắc nhiều người đã nhận ra
Những đứa trẻ hay cãi mẹ, thường xuyên tranh luận, chống đối ý kiến của người lớn có thực sự là đứa trẻ hư như nhiều người vẫn nghĩ?
Đối mặt với con trẻ thích chống đối, tranh luận, hay cãi mẹ, hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng đây là hành động hỗn láo, xấc xược, thiếu tôn trọng người lớn. Có phụ huynh còn than thở: "Mới tí tuổi mà nó đã tranh luận với bố mẹ, lớn lên nó nhất định sẽ là đứa trẻ hư".
Năm 2012, một nhà nghiên cứu tâm lý học tại Đại học Virginia, Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu: Những đứa trẻ thích tranh luận với bố mẹ, vào độ tuổi vị thành niên chúng sẽ ít vướng vào các tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện rượu, bạo lực.
Bởi vậy, các bậc phụ huynh không nên tức giận khi con trẻ thể hiện ý muốn tranh luận về một vấn đề nào đấy, đừng nghĩ rằng đây là hành vi xấc xược, hỗn láo, hãy xem đó là một trong những cách dạy dỗ trẻ trong quá trình trưởng thành.
Những đứa trẻ hay cãi bố mẹ thậm chí còn sở hữu những tài năng đặc biệt dưới đây:
1. Thông minh
Khi trẻ phản bác ý kiến của người lớn, hơn nữa nói năng rất rõ ràng, mạch lạc, điều này không hề đơn giản chút nào, bởi trẻ phải thông qua tư duy để phân tích vấn đề, quá trình này sẽ bồi dưỡng giúp trẻ nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng logic, khách quan.
Khi trẻ phản bác ý kiến của người lớn, hơn nữa nói năng rất rõ ràng, mạch lạc, điều này không hề đơn giản chút nào (Ảnh minh họa).
2. Dũng cảm
Khi trẻ "dám" tranh luận với bố mẹ, đương nhiên trẻ sẽ khiến các các ông bố bà mẹ cảm thấy không vui, có thể trẻ sẽ phải hứng chịu các hình phạt từ bố mẹ. Mặc dù dự đoán trước hậu quả, nhưng trẻ vẫn mạnh dạn tranh luận với bố mẹ, điều này chứng tỏ trẻ rất dũng cảm, có trách nhiệm và không sợ uy quyền.
3. Tự lập
Nghiên cứu liên quan cho thấy những đứa trẻ có xu hướng phản kháng càng mạnh thì sau này khi lớn lên, 80% trẻ sẽ nổi trội về khả năng phán đoán và tính tự lập.
4. Hiểu rõ đúng sai
Trẻ con nhìn nhận vấn đề đơn giản hơn người lớn, trẻ sẽ dựa vào nội tâm để phán đoán vấn đề đúng sai, tranh luận - chính là cách trẻ bảo vệ lập trường của mình.
5. Biết bảo vệ bản thân
Người lớn đôi khi có cách hành xử và phán đoán không chính xác, bởi vậy trẻ phải tự dựa vào bản thân và tranh luận là cách trẻ tự bảo vệ chính mình.
6. Thể chất và tinh thần đều khỏe mạnh
Tranh luận là cách để trẻ giải quyết vấn đề, quá trình này giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề (Ảnh minh họa).
Khi cảm xúc và tâm lý của trẻ bị áp lực, tích tụ lâu ngày không được giải tỏa sẽ khiến trẻ mắc các bệnh như trầm cảm, nóng nảy, tranh luận là cách để trẻ nói ra cảm xúc, giải tỏa áp lực kịp thời. Trái lại, đứa trẻ thích tranh luận, hay lý lẽ được giải phóng cảm xúc, tâm lý nên thể chất, tinh thần của trẻ đều khỏe mạnh.
7. Khả năng sáng tạo
Tranh luận là dấu hiệu của tư duy linh hoạt, những đứa trẻ thích tranh luận với bố mẹ thường sở hữu khả năng sáng tạo nổi bật.
8. Khả năng giải quyết vấn đề
Tranh luận là cách để trẻ giải quyết vấn đề, quá trình này giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.
9. Khả năng diễn đạt cảm xúc
Trẻ thích tranh luận thường giỏi trong việc bày tỏ suy nghĩ và biểu đạt tình cảm đến người đối diện. Khi lớn lên, điều này rất quan trọng trong các mối quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh.
10. Khả năng giao tiếp xã hội
Trẻ thích tranh luận thường hiểu rõ đôi bên đều muốn bảo vệ quan điểm đến cùng, bởi vậy trẻ sẽ học được cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người đối diện, đây chính là cách nâng cao khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.
Tóm lại những đứa trẻ thích tranh luận không hẳn là những đứa trẻ ngoan điển hình, nhưng không nhất định chúng sẽ trở thành những đứa trẻ hư. Đương nhiên trẻ cần có sự dẫn dắt của phụ huynh để việc tranh luận của trẻ có ý nghĩa và đạt được kết quả sau cùng.
Khi các bậc phụ huynh cùng tranh luận với trẻ, cần dẫn dắt trẻ như sau:
Nếu quan điểm của bạn và trẻ đều có lý nhưng đôi bên không cách nào thỏa hiệp với nhau, bạn và trẻ cần phải tôn trọng quan điểm của nhau (Ảnh minh họa).
1. Trước tiên bạn phải công nhận quan điểm của trẻ, nếu bạn tức giận, mất kiểm soát và phản bác quan điểm của trẻ, bạn cần xin lỗi trẻ, sau đó bạn cần nói quan điểm của bạn để trẻ hiểu.
2. Khi bạn và trẻ đủ bình tĩnh để tiếp tục việc tranh luận, hãy nêu lại quan điểm của đôi bên và dẫn dắt trẻ tranh luận đúng vấn đề
3. Điều cấm kỵ: Không nói "Con sai rồi!".
Phương pháp dạy dỗ hiệu quả là, thay vì nói "Con sai rồi!", các bậc phụ huynh nên nói "Con cảm thấy điều này đúng như thế nào?".
Nếu quan điểm của bạn và trẻ đều có lý nhưng đôi bên không cách nào thỏa hiệp với nhau, bạn và trẻ cần phải tôn trọng quan điểm của nhau, hãy tìm điểm chung giữa hai luồng ý kiến và gác lại bất đồng quan điểm.
4. Bạn nên dùng hành động để làm tấm gương sáng cho trẻ noi theo, không nên áp đặt ý kiến và suy nghĩ lên trẻ. Đặc biệt đối với những đứa trẻ thích tranh luận, bạn cần phải mềm mỏng dẫn dắt trẻ. Hãy nhớ, so với việc bảo trẻ phải trở thành người như thế nào, bạn hãy trở thành tấm gương sáng và trẻ sẽ học theo bạn.
Nguồn: Sohu