Sự thật về sữa bột ở Việt Nam mà các mẹ chưa biết (P2)
Chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy các loại sữa công thức tiên tiến thực sự hiệu quả trong việc tăng cường khả năng phát triển ở trẻ sơ sinh, và chắc chắn không thể tốt bằng sữa mẹ tự nhiên.
Kỳ 2: Sữa đắt tiền chưa hẳn tốt hơn sữa thường
Mặc dù sữa bột công thức về cơ bản khác với sữa mẹ, nhưng chúng ta đã đạt được một số cải thiện rõ rệt trong vòng 30 năm trở lại đây, bao gồm cả sự điều chỉnh để cải thiện mức cân bằng protein và hỗn hợp pha trộn chất béo. Nhưng cũng chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy các loại sữa công thức tiên tiến thực sự hiệu quả trong việc tăng cường khả năng phát triển ở trẻ sơ sinh, và chắc chắn không thể tốt bằng sữa mẹ tự nhiên.
Các hãng sữa cũng bổ sung thêm một số dòng sữa mới, bao gồm cả loại sữa không có đường (lactose), sữa đặc biệt cho trẻ sinh non và trẻ ốm yếu, còi cọc, sữa công thức thủy phân với protein dễ tiêu hoá cho những bé có vấn đề về hệ tiêu hoá.
Nhiều hãng sản xuất gần đây tung ra thị trường các nhãn hàng và dòng sữa được quảng bá là có khả năng "tạo sự khác biệt" bằng việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Và đây cũng là một trong những lí do đẩy giá thành sản phẩm của họ lên cao.
Tuy nhiên, liệu các ứng dụng công nghệ như vậy vào sữa bột công thức có mang lại hiệu quả vượt trội như quảng cáo và xứng đáng với chi phí phát sinh mà người tiêu dùng phải trả thêm cho những sản phẩm này, so với sữa công thức thông thường?
Bổ sung DHA và ARA
Một phát minh gần đây là sự bổ sung vào sữa công thức hai chuỗi axit béo không bão hoà đa nguyên (polyunsaturated fat) là DHA (docosahexaenoic) và ARA (arachidonic acid). Cả hai axit này đều đóng một vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển trí não và theo lý thuyết, sự có mặt của DHA và ARA trong sữa mẹ có thể lý giải tại sao trẻ bú mẹ thường ghi điểm cao hơn trẻ bú sữa công thức trong các bài kiểm tra về phát triển trí não.
Theo tiết lộ của một số hãng sản xuất, DHA đưa vào sữa bột được chiết xuất từ tảo, còn ARA được tinh chế từ nấm. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu những chất phụ gia này có khiến trẻ uống sữa bột thông minh hơn như quảng cáo hay không.
Sheila Innis, giáo sư chuyên ngành dinh dưỡng nhi khoa tại Đại học British Columbia (Canada), cho biết, các nghiên cứu đã cho kết quả lẫn lộn.
Chuyên gia này khẳng định: “Tôi sẽ rất thận trọng khi đưa ra một phát ngôn như vậy đối với một em bé khoẻ mạnh, sinh đủ ngày, đủ tháng. Ở một nghiên cứu nhỏ, các em bé 18 tháng tuổi uống sữa công thức có bổ sung DHA và ARA đã ghi điểm cao hơn các bé sử dụng sữa công thức bình thường. Tuy nhiên, 4 nghiên cứu lớn hơn khác lại không cho thấy bất kỳ sự khác biệt nào. Bằng chứng rõ ràng hơn nhiều ở trẻ sinh non, những đứa bé vốn sinh ra không có những chất này và một số chất dinh dưỡng khác dự trữ trong cơ thể”.
Bổ sung chất xơ (Prebiotics)
Một cải tiến quan trọng nữa đối với sữa công thức chính là việc bổ sung thêm chất xơ, giúp cung cấp “lương thực” cho hệ vi khuẩn có lợi nằm trong ruột già và ức chế những vi khuẩn có hại nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé phát triển toàn diện.
Chất xơ dưới dạng thức ăn rất dễ nhận biết như các loại rau, củ, quả, … Tuy nhiên, chất xơ trong sữa công thức (hay còn gọi là Prebiotics) chính là hai chất Fructooligosaccharides (gọi tắt là FOS), có nguồn gốc từ thực vật và Galactooligosaccharides (GOS), có nguồn gốc từ động vật. Hai chất này được cho có khả năng giúp hoạt hóa hệ tiêu hóa, đồng thời ức chế các vi khuẩn có hại, không cho chúng “sinh sôi nảy nở”.
Hiện nay, chỉ có một số ít sữa công thức bổ sung những chất trên và các hãng sản xuất coi đây là thế mạnh của họ. Tuy nhiên, việc bổ sung chất xơ vào sữa công thức cũng tiềm ẩn nguy cơ do các hãng sản xuất phải nhập nguồn nguyên liệu, vốn là sản phẩm của công ty khác.
Năm 2012, thị trường từng rúng động trước thông tin sữa bột có thể bị nhiễm khuẩn tiêu chảy từ chất xơ bổ sung. Cụ thể là, ngày 19/7, Trung tâm An toàn thực phẩm của Hồng Kông nhận được cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về việc một loại sữa bột cho trẻ nhỏ trên 12 tháng tuổi, được sản xuất tại Hà Lan và xuất khẩu sang Hồng Kông, nghi bị nhiễm vi khuẩn Salmonella từ chất xơ GOS. Cơ quan thẩm quyền của Hà Lan đã phát hiện nguồn chất xơ do Hàn Quốc sản xuất và cung cấp cho nhiều hãng sữa bột trẻ em tại nước này bị nhiễm loại khuẩn gây tiêu chảy.
Nhiều sản phẩm sữa công thức có giá thành cao vì theo nhà sản xuất, chúng được ứng dụng các công nghệ mới nhất, có khả năng "tạo sự khác biệt".
Bổ sung lợi khuẩn Probiotics và Synbiotics
Một sáng chế gần đây nhất và được ngày càng nhiều nhà sản xuất sữa công thức đưa vào sản phẩm của họ là bổ sung 1 trong 2 chủng lợi khuẩn Probiotics và Synbiotics.
Probiotics là các vi khuẩn sống đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe, do chúng giúp cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Probiotics chính là những vi khuẩn tốt, có vai trò tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật. Trong khi đó, Synbiotics được tạo thành dựa trên sự kết hợp giữa Probiotics và chất xơ (Prebiotics). Việc bổ sung Synbiotics, do đó, sẽ giúp cơ thể hình thành một hệ thống vi khuẩn tốt hùng hậu, khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của các chuyên gia, điều khó nhất là làm thế nào để “đóng gói” nhưng vi khuẩn sống có lợi cho hệ miễn dịch trên vào hộp sữa và có thể bảo quản chúng trong thời gian 3 năm – như hạn sử dụng thông thường của sữa bột công thức. Các Probiotics và Synbiotics sẽ phải “ngủ yên” trong một thời gian dài, sau đó sẽ được đánh thức và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho trẻ từ bên trong.
Để thực hiện điều đó, người ta đã phải sử dụng kỹ thuật “làm lạnh khô” (dry freezing). Các chuyên gia hạ thấp nhiệt độ tới một mức hợp lý để vi khuẩn sống rơi vào trạng thái “ngủ”. Ở trạng thái này, vi khuẩn có thể chịu được những thay đổi vật lý như áp suất, nhiệt độ, độ ẩm … đồng thời vẫn duy trì sự sống. Tiếp đó, các nhà sản xuất đưa vi khuẩn sống có lợi ở trạng thái "ngủ" theo tỉ lệ nhất định vào bột sữa.
Toàn bộ quá trình trên, nếu thực hiện thành công, sẽ giúp nâng cao chất lượng sữa công thức. Tuy nhiên, hiệu quả của từng loại sản phẩm sữa bột ứng dụng công nghệ này hiện thường do chính các nhà sản xuất thuê nghiên cứu đánh giá. Hiếm khi có các cơ quan kiểm định chất lượng độc lập tiến hành nghiên cứu và đánh giá về tác dụng thực sự của chúng.
Trong một nghiên cứu độc lập hiếm hoi của các chuyên gia tiêu hóa, dinh dưỡng và nhi khoa Pháp năm 2010, nhóm tác giả phát hiện, trẻ được nuôi bằng sữa bột có bổ sung Probiotics hoặc Synbiotics có tốc độ tăng cân tương tự như những bạn cùng trang lứa uống sữa công thức thông thường. Điều này có nghĩa là, không có sự khác biệt nào về khả năng giúp phát triển cân nặng giữa sữa bột bổ sung lợi khuẩn và sữa bột thông thường.
Một nghiên cứu độc lập nữa của các chuyên gia y tế Nam Phi, được công bố trên tạp chí Nutrition Journal năm 2012, cũng kết luận rằng, hiện không đủ bằng chứng lâm sàng để khẳng định sữa bột bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường sự phát triển ở trẻ sinh non và nhẹ cân được "nuôi bộ" hoàn toàn (tức là chỉ uống sữa công thức, không bú mẹ).
Kỳ 1: Sữa đắt tiền = Sữa thường + mác ngoại.
Mặc dù sữa bột công thức về cơ bản khác với sữa mẹ, nhưng chúng ta đã đạt được một số cải thiện rõ rệt trong vòng 30 năm trở lại đây, bao gồm cả sự điều chỉnh để cải thiện mức cân bằng protein và hỗn hợp pha trộn chất béo. Nhưng cũng chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy các loại sữa công thức tiên tiến thực sự hiệu quả trong việc tăng cường khả năng phát triển ở trẻ sơ sinh, và chắc chắn không thể tốt bằng sữa mẹ tự nhiên.
Các hãng sữa cũng bổ sung thêm một số dòng sữa mới, bao gồm cả loại sữa không có đường (lactose), sữa đặc biệt cho trẻ sinh non và trẻ ốm yếu, còi cọc, sữa công thức thủy phân với protein dễ tiêu hoá cho những bé có vấn đề về hệ tiêu hoá.
Nhiều hãng sản xuất gần đây tung ra thị trường các nhãn hàng và dòng sữa được quảng bá là có khả năng "tạo sự khác biệt" bằng việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Và đây cũng là một trong những lí do đẩy giá thành sản phẩm của họ lên cao.
Tuy nhiên, liệu các ứng dụng công nghệ như vậy vào sữa bột công thức có mang lại hiệu quả vượt trội như quảng cáo và xứng đáng với chi phí phát sinh mà người tiêu dùng phải trả thêm cho những sản phẩm này, so với sữa công thức thông thường?
Bổ sung DHA và ARA
Một phát minh gần đây là sự bổ sung vào sữa công thức hai chuỗi axit béo không bão hoà đa nguyên (polyunsaturated fat) là DHA (docosahexaenoic) và ARA (arachidonic acid). Cả hai axit này đều đóng một vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển trí não và theo lý thuyết, sự có mặt của DHA và ARA trong sữa mẹ có thể lý giải tại sao trẻ bú mẹ thường ghi điểm cao hơn trẻ bú sữa công thức trong các bài kiểm tra về phát triển trí não.
Theo tiết lộ của một số hãng sản xuất, DHA đưa vào sữa bột được chiết xuất từ tảo, còn ARA được tinh chế từ nấm. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu những chất phụ gia này có khiến trẻ uống sữa bột thông minh hơn như quảng cáo hay không.
Sheila Innis, giáo sư chuyên ngành dinh dưỡng nhi khoa tại Đại học British Columbia (Canada), cho biết, các nghiên cứu đã cho kết quả lẫn lộn.
Chuyên gia này khẳng định: “Tôi sẽ rất thận trọng khi đưa ra một phát ngôn như vậy đối với một em bé khoẻ mạnh, sinh đủ ngày, đủ tháng. Ở một nghiên cứu nhỏ, các em bé 18 tháng tuổi uống sữa công thức có bổ sung DHA và ARA đã ghi điểm cao hơn các bé sử dụng sữa công thức bình thường. Tuy nhiên, 4 nghiên cứu lớn hơn khác lại không cho thấy bất kỳ sự khác biệt nào. Bằng chứng rõ ràng hơn nhiều ở trẻ sinh non, những đứa bé vốn sinh ra không có những chất này và một số chất dinh dưỡng khác dự trữ trong cơ thể”.
Bổ sung chất xơ (Prebiotics)
Một cải tiến quan trọng nữa đối với sữa công thức chính là việc bổ sung thêm chất xơ, giúp cung cấp “lương thực” cho hệ vi khuẩn có lợi nằm trong ruột già và ức chế những vi khuẩn có hại nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé phát triển toàn diện.
Chất xơ dưới dạng thức ăn rất dễ nhận biết như các loại rau, củ, quả, … Tuy nhiên, chất xơ trong sữa công thức (hay còn gọi là Prebiotics) chính là hai chất Fructooligosaccharides (gọi tắt là FOS), có nguồn gốc từ thực vật và Galactooligosaccharides (GOS), có nguồn gốc từ động vật. Hai chất này được cho có khả năng giúp hoạt hóa hệ tiêu hóa, đồng thời ức chế các vi khuẩn có hại, không cho chúng “sinh sôi nảy nở”.
Hiện nay, chỉ có một số ít sữa công thức bổ sung những chất trên và các hãng sản xuất coi đây là thế mạnh của họ. Tuy nhiên, việc bổ sung chất xơ vào sữa công thức cũng tiềm ẩn nguy cơ do các hãng sản xuất phải nhập nguồn nguyên liệu, vốn là sản phẩm của công ty khác.
Năm 2012, thị trường từng rúng động trước thông tin sữa bột có thể bị nhiễm khuẩn tiêu chảy từ chất xơ bổ sung. Cụ thể là, ngày 19/7, Trung tâm An toàn thực phẩm của Hồng Kông nhận được cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về việc một loại sữa bột cho trẻ nhỏ trên 12 tháng tuổi, được sản xuất tại Hà Lan và xuất khẩu sang Hồng Kông, nghi bị nhiễm vi khuẩn Salmonella từ chất xơ GOS. Cơ quan thẩm quyền của Hà Lan đã phát hiện nguồn chất xơ do Hàn Quốc sản xuất và cung cấp cho nhiều hãng sữa bột trẻ em tại nước này bị nhiễm loại khuẩn gây tiêu chảy.
Nhiều sản phẩm sữa công thức có giá thành cao vì theo nhà sản xuất, chúng được ứng dụng các công nghệ mới nhất, có khả năng "tạo sự khác biệt".
Bổ sung lợi khuẩn Probiotics và Synbiotics
Một sáng chế gần đây nhất và được ngày càng nhiều nhà sản xuất sữa công thức đưa vào sản phẩm của họ là bổ sung 1 trong 2 chủng lợi khuẩn Probiotics và Synbiotics.
Probiotics là các vi khuẩn sống đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe, do chúng giúp cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Probiotics chính là những vi khuẩn tốt, có vai trò tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật. Trong khi đó, Synbiotics được tạo thành dựa trên sự kết hợp giữa Probiotics và chất xơ (Prebiotics). Việc bổ sung Synbiotics, do đó, sẽ giúp cơ thể hình thành một hệ thống vi khuẩn tốt hùng hậu, khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của các chuyên gia, điều khó nhất là làm thế nào để “đóng gói” nhưng vi khuẩn sống có lợi cho hệ miễn dịch trên vào hộp sữa và có thể bảo quản chúng trong thời gian 3 năm – như hạn sử dụng thông thường của sữa bột công thức. Các Probiotics và Synbiotics sẽ phải “ngủ yên” trong một thời gian dài, sau đó sẽ được đánh thức và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho trẻ từ bên trong.
Để thực hiện điều đó, người ta đã phải sử dụng kỹ thuật “làm lạnh khô” (dry freezing). Các chuyên gia hạ thấp nhiệt độ tới một mức hợp lý để vi khuẩn sống rơi vào trạng thái “ngủ”. Ở trạng thái này, vi khuẩn có thể chịu được những thay đổi vật lý như áp suất, nhiệt độ, độ ẩm … đồng thời vẫn duy trì sự sống. Tiếp đó, các nhà sản xuất đưa vi khuẩn sống có lợi ở trạng thái "ngủ" theo tỉ lệ nhất định vào bột sữa.
Toàn bộ quá trình trên, nếu thực hiện thành công, sẽ giúp nâng cao chất lượng sữa công thức. Tuy nhiên, hiệu quả của từng loại sản phẩm sữa bột ứng dụng công nghệ này hiện thường do chính các nhà sản xuất thuê nghiên cứu đánh giá. Hiếm khi có các cơ quan kiểm định chất lượng độc lập tiến hành nghiên cứu và đánh giá về tác dụng thực sự của chúng.
Trong một nghiên cứu độc lập hiếm hoi của các chuyên gia tiêu hóa, dinh dưỡng và nhi khoa Pháp năm 2010, nhóm tác giả phát hiện, trẻ được nuôi bằng sữa bột có bổ sung Probiotics hoặc Synbiotics có tốc độ tăng cân tương tự như những bạn cùng trang lứa uống sữa công thức thông thường. Điều này có nghĩa là, không có sự khác biệt nào về khả năng giúp phát triển cân nặng giữa sữa bột bổ sung lợi khuẩn và sữa bột thông thường.
Một nghiên cứu độc lập nữa của các chuyên gia y tế Nam Phi, được công bố trên tạp chí Nutrition Journal năm 2012, cũng kết luận rằng, hiện không đủ bằng chứng lâm sàng để khẳng định sữa bột bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường sự phát triển ở trẻ sinh non và nhẹ cân được "nuôi bộ" hoàn toàn (tức là chỉ uống sữa công thức, không bú mẹ).
Kỳ 1: Sữa đắt tiền = Sữa thường + mác ngoại.