Sự khác biệt rõ rệt sau một thời gian giao con cho bà ngoại trông
Ông bà có lịch trình sinh hoạt phù hợp với trẻ em, chính vì thế những đứa trẻ được ông bà trông thường cao lớn, khoẻ mạnh, phát triển tốt.
Ngày nay, người trẻ chịu nhiều áp lực, bận rộn với công việc sau khi sinh con, hầu hết trẻ em đều được người già chăm sóc.
Không thể phủ nhận rằng, ông bà phụ giúp trông cháu giảm rất nhiều áp lực cho người trẻ, họ có thể yên tâm làm việc hơn. Tuy nhiên, một số người cho rằng, ông bà trông cháu có nhiều bất lợi như không giáo dục trẻ một cách khoa học.
Việc nuôi dạy con cái giữa các thế hệ có những hạn chế. Mỗi thế hệ có quan niệm nuôi dạy con khác nhau nhưng hầu hết người già đều chăm sóc con cái cẩn thận không kém người trẻ.
Được ông bà chăm sóc, trẻ thường ăn ngon, cao lớn, ít ốm vặt, hoạt bát... hơn so với người trẻ. Trong khi đó, một số cha mẹ thường thức khuya, bận rộn bỏ bê con cái, đứa trẻ phát triển không lành mạnh do nghiện các thiết bị điện tử. Về những vấn đề này, hầu hết trẻ em do ông bà nuôi đều không gặp phải.
Được ông bà chăm sóc, em bé phát triển tốt
Trước khi Xiaoqin (Trung Quốc) sinh con, cô cảm thấy mình nên tự chăm sóc con mình nên đã nghỉ việc, chăm con toàn thời gian.
Thời gian đầu, cô thực sự đã cố gắng hết sức như hàng ngày dậy sớm làm đồ ăn dặm cho con, chịu khó đọc thêm sách nuôi dạy con. Nhưng khoảng thời gian vui vẻ chẳng kéo dài được bao lâu, cô không còn kiên trì được nữa. Chồng cô đi làm, nhiệm vụ chăm con và làm việc nhà đổ lên đầu cô.
Dù con đã hơn 1 tuổi nhưng đứa trẻ vẫn cần bú mẹ thường xuyên vào ban đêm, cô không ngủ đủ giấc, lúc nào cũng nóng nảy với con. Khi tâm trạng không tốt, cô không đọc sách cho con nghe suốt nhiều ngày liền.
Trong lần khám sức khỏe lúc con 1 tuổi, chiều cao và cân nặng của bé không đạt tiêu chuẩn, vì lý do này mà cô đã bị bác sĩ mắng. Sau đó, chồng cô phải nằm viện 3 tháng vì bệnh, cô đành phải gửi con về quê để mẹ ruột chăm sóc. Mặc dù cô cảm thấy mẹ mình không biết cách nuôi dạy 1 đứa trẻ khoa học nhưng bà có nhiều kinh nghiệm.
3 tháng sau, cô về quê đón con, phát hiện con mình mũm mĩm và cao lên rất nhiều. Cô đến bệnh viện để kiểm tra chiều cao và cân nặng thì đã đạt chuẩn. Nhưng vợ chồng cô không nghĩ nhiều về điều đó, họ nghĩ rằng có lẽ đã đến lúc con mình phải cao lên.
Sau khi chăm sóc con được 2 tháng, cô nhận thấy con sụt vài cân và không tăng trưởng về chiều cao. Cô thắc mắc chuyện này thế nào rồi? Quê cô ở rất xa, thường xuyên phải lên thị trấn mua thịt. Cô nghĩ: "Rốt cuộc mẹ đã cho cháu ăn gì mà nó lớn nhanh như vậy".
Sau đó cô gọi điện cho mẹ hỏi kỹ thì mới biết mình đã trách nhầm mẹ. Mẹ cô rất kỹ tính trong việc nuôi dạy con chứ không phải cố tình bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt bà rất chú trọng về giấc ngủ.
Giấc ngủ có thể đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tăng trưởng vàng của trẻ.
Thì ra ông bà sống ở quê, lịch trình rất đều đặn, ông già không dùng điện thoại di động, ngoài việc bận rộn với công việc đồng áng, ban đêm họ đi ngủ rất sớm và thường cho cháu ngủ trưa.
Xiaoqin nhìn lại quá trình nuôi con của mình, con cô thường xuyên phải theo lịch trình của mẹ. Cô ngủ rất muộn vào ban đêm, hiếm khi ngủ trưa. Cô luôn nghĩ con mình không thích ngủ trưa, mỗi lần con khóc, cô tưởng do con đòi chơi nên ồn ào như vậy.
Mẹ của Xiaoqin nói: "Thằng bé theo tôi đi chơi khắp nơi ngoài đồng vào ban ngày, thỉnh thoảng chơi với bọn trẻ trong làng, ngày nào nó cũng chạy nhiều, ăn uống và ngủ rất ngon".
Khi Xiaoqin chăm sóc con, vì chỗ nhà cô ở không có thang máy, cô không thích di chuyển nên rất ít đưa con ra ngoài chơi. Năng lượng của trẻ không được giải phóng nên tự nhiên sẽ ít buồn ngủ.
Trên thực tế, có nhiều bậc cha mẹ bỏ qua vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của con mình.
Ngủ có giúp trẻ cao hơn không?
Khi trẻ ngủ, hormone tăng trưởng có thể được tiết ra, bất kể ban ngày hay ban đêm. Nhưng lượng tiết sẽ nhiều hơn vào ban đêm, nếu trẻ có thể chìm vào trạng thái ngủ sâu vào ban đêm, lượng hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra nhiều hơn.
Hormon tăng trưởng là một loại hormone do vùng dưới đồi tiết ra, có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ và các cơ quan. Khi chúng ta đi ngủ vào ban đêm sẽ có 2 thời kỳ tiết hormone cao điểm là từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng, lượng hormone tăng trưởng tiết ra cao nhất vào lúc 10 giờ tối. Vì vậy, việc cho trẻ ngủ đủ giấc rất quan trọng.
Sở dĩ con của Xiaoqin không cao và chậm phát triển sau khi nuôi con là vì cô thích thức khuya, vẫn dùng điện thoại di động và xem phim truyền hình sau 11 giờ tối. Con ngủ theo mẹ, dẫn tới việc ngủ không đủ giấc.
Chúng ta biết rằng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn đang trong giai đoạn phát triển thể chất quan trọng và cần những giấc ngủ khác nhau.
Ví dụ, trẻ trước một tuổi cần ngủ 12-15 giờ mỗi ngày, trẻ 1-2 tuổi cần ngủ 11-14 giờ mỗi ngày, trẻ 3-5 tuổi cần ngủ 10-13 giờ và trẻ 6 tuổi -13 tuổi cần 9-11 giờ mỗi ngày. Nhưng số giờ ngủ của nhiều trẻ em không đạt tiêu chuẩn.
Trẻ không ngủ trưa có ảnh hưởng tới sự phát triển không?
Một số cha mẹ nhận thấy con họ rất tràn đầy năng lượng vào ban ngày nên lo lắng không ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trên thực tế, mỗi đứa trẻ phát triển khác nhau. Khi trẻ lớn lên, nhu cầu ngủ trưa giảm dần.
Dữ liệu theo dõi giấc ngủ trưa của 172 trẻ được công bố trên "Tạp chí về giấc ngủ" của Học viện Oxford, Anh cho thấy, hầu hết trẻ vẫn cần chợp mắt khi 3 tuổi, nhưng 18,5% tự nhiên ngừng ngủ trưa. Khi được 4 tuổi, khoảng 40 % trẻ không còn ngủ trưa. Khoảng 5 tuổi, 70% trẻ không còn ngủ trưa nữa. Điều này càng thể hiện rõ hơn sau 6 tuổi và đến khoảng 7 tuổi, hầu hết trẻ bắt đầu không chịu ngủ trưa.
Vì vậy, các bậc cha mẹ nếu thấy con mình không muốn ngủ trưa cũng đừng ép buộc. Một số trẻ đi ngủ sớm vào ban đêm, thời gian ngủ hàng ngày của chúng đã đạt tiêu chuẩn, vậy nên không nhất thiết phải ép chúng ngủ trưa.
Nhưng ngủ trưa cũng có lợi vì nó có thể làm giảm mệt mỏi vào buổi chiều, nhưng nó không thể ảnh hưởng đến sự thay đổi chiều cao.