Sự khác biệt giữa sinh con trong phim và ngoài đời thực

Ngọc Khuê,
Chia sẻ

Để tạo kịch tính, phim ảnh thường dựng nên những hình ảnh sai lệch về quá trình sinh nở để khiến nhiều mẹ "sợ chết khiếp". Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

Cảnh sinh nở trên phim thường được dàn dựng để thu hút khán giả. Tuy nhiên, những hình ảnh này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của chính người mẹ. Vì vậy, đừng quá tin vào những cảnh trên phim ảnh, dưới đây là những sự thực mẹ cần biết về quá trình sinh nở để chuẩn bị tâm lý thật tốt cho mình.

Cảnh 1: Vỡ nước ối ở nơi công cộng
 
Cơn đau đẻ không hề đến đột ngột như trên phim ảnh.
 
Trong nhiều phim điện ảnh, nhân vật chính đều sinh con khi đang ở nơi công cộng (thường là tại một siêu thị) và bị vỡ nước ối ngay vào lúc bất ngờ nhất. Để tránh sự chú ý từ những người xung quanh, nhân vật chính sẽ cố gắng lặng lẽ ra khỏi cửa hàng.

Thực tế thì: 10-15% phụ nữ sinh con lần đầu thường vỡ ối vào ban đêm hoặc rạng sáng và khả năng vỡ ối ngay tại nơi công cộng là rất thấp. Để đề phòng trường hợp này, hãy lót một lớp chăn không thấm nước lên giường. 

Cảnh 2: Sinh con vô cùng đau đớn
 
Ai cũng nghĩ sinh con là một quá trình đau đớn kinh hoàng, nhưng thực tế có như vậy?
 
Trên màn ảnh, khi vỡ nước ối, mẹ thường có những cơn co thắt dữ dội. Nhân vật chính gập hẳn người lại, siết chặt lấy bụng và gào thét trong cơn đau. Trong suốt quá trình hạ sinh, nhân vật này sẽ liên tục kêu gào cho đến khi sinh xong.

Thực tế thì: Lần đầu hạ sinh thường bắt đầu khá chậm chạp. Đây là giai đoạn đầu tiên của việc sinh đẻ, cơn đau sẽ âm ỉ trong khi cổ tử cung dần mở ra. Mẹ sẽ trải qua vài cơn chuột rút hoặc đau lưng nhẹ trong quá trình này.

Ngay cả khi những cơn co thắt dồn dập hơn, mẹ hãy yên tâm rằng vẫn sẽ có những khoảng dừng nhất định. Những cơn co thắt dữ dội hơn chỉ xảy ra sau khi cơ thể đã quen với nhịp điệu tự nhiên này. Lúc đó, mẹ sẽ được hỗ trợ bằng thuốc giảm đau tự nhiên do cơ thể tự sản sinh. 

Cảnh 3: Khẩn trương lên! Bé sắp ra rồi!
 
Sinh đẻ thường không được coi là một ca cấp cứu quan trọng.
 
Trong phim, màn hình đang chuyển đến cảnh nhân vật chính sắp sinh con và phải tức tốc được đưa đến bệnh viện. Lúc này, bạn bè, gia đình và chồng nhân vật sẽ phát sốt lên như thể em bé có thể rơi ra bất kì lúc nào qua vài cơn co thắt đầu tiên. Xe cứu thương bóp còi inh ỏi và đèn xe cảnh sát thì nhấp nháy đằng sau trong khi nhân vật chính được đưa đến bệnh viện với tốc độ ánh sáng.

Thực tế thì: Việc sinh con hiếm khi được coi là một trường hợp cấp cứu. Oxytocin – hormone sản sinh trong khi tử cung co thắt – sẽ được giải phóng nhanh và mạnh nhất có thể. Những cơn co thắt sẽ liên tục xảy ra trong khoảng từ 1 tiếng đến 30 phút trước khi mẹ phải rặn thực sự. 

Ngay cả khi đó, đa số bệnh viện vẫn khuyên mẹ chưa nên đến bệnh viện vội nếu các cơn co thắt chưa giãn cách nhau dưới 5 phút/nhịp. Lí do là một không gian mới trước khi sinh sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản sinh adrenaline, giúp giảm bớt cơn co thắt. Cảnh chạy đua đến bệnh viên (ngay khi cơn co thắt bắt đầu) thường chỉ khiến cơn co thắt này dừng lại hẳn chứ không giúp thúc đẩy gì cả.

Cảnh 4: Phải nằm xuống mới sinh được
 
Nằm xuống khi sinh sẽ gây áp lực lên cả người mẹ và em bé.
 
Khi đã vào viện, nhân vật chính phải ngay tức nằm xuống giường hoặc ngồi vào ghế ngả và chân thì phải đặt lên 2 thành ghế. Ngay cả khi nhân vật chính sinh con ở trong rừng hoặc trên xe lửa, khán giả thường thấy nhân vật chính phải nằm hẳn xuống để sinh con.

Thực tế thì: Cách để mẹ nằm xuống khi sinh được phát triển vào thế kỉ 17 nhằm giúp bác sĩ giúp đỡ tiện hơn. Phương pháp này tiếp tục được sử dụng trong hệ thống hỗ trợ sinh đẻ cho đến giữa những năm 1900, nhưng sau đó đã được chứng minh rằng cách này gây bất lợi lớn đến quá trình sinh đẻ. 

Từ đó, các bác sĩ đã khuyên rằng những phụ nữ đẻ tự nhiên nên di chuyển xung quanh và sinh con ở bất kì tư thế nào thấy thoải mái. Trong đó, tư thế đứng thẳng khiến xương chậu phụ nữ mở rộng và giúp bé ra dễ dàng hơn.

Cảnh 5: Chỉ cần rặn đẻ mà thôi
 
Những hối thúc từ bác sĩ chỉ khiến tình hình trở nên tệ hại hơn.

Đa phần cảnh sinh đẻ trên màn ảnh thường bắt đầu với vài cơn co thắt, chạy đua đến bệnh viện rồi ngay lập tức rặn đẻ. Khuôn mặt nhân vật chính lúc đó sẽ tím tái và méo xệch đi vì đau đớn đồng thời liên tục nhận được yêu cầu rặn mạnh từ bác sĩ. 
 
Thực tế thì: Chỉ với việc rặn 15 phút thì tử cung cũng chưa mở hoàn toàn hết. Lần đầu tiên của mẹ sẽ mất trung bình từ 10-12 tiếng giãn nở, còn giai đoạn rặn sẽ mất khoảng 1-2 tiếng. Hơn thế nữa, tư thế nằm xuống gây khó khăn rất lớn cho việc rặn đẻ. Mẹ sẽ phải rặn ngược với từ trường trong khi bé sẽ phải xoay xở trong một không gian bị bó hẹp đi khoảng 30%. Những lời yêu cầu liên tục từ các bác sĩ cũng có thể gây ra cơn căng thẳng nguy hiểm với mẹ.

Cảnh 6: Mắng chồng
 
Với kiến thức sinh đẻ nhất định, bố có thể giúp chính vợ mình vượt cạn thành công.
 
Trong phim, đa phần phụ nữ thường sẽ phải chịu thiệt thòi hơn. Nhân vật chính sẽ gào thét rằng cô ấy đang rất đau đớn và đó là lỗi tại chồng. Nhân vật chính cũng có thể sẽ đòi thuốc giảm đau và liên tục nói những điều điên khùng.

Lúc này, người chồng sẽ vô cùng sợ hãi và không biết phải làm gì mới phải. Các y tá sẽ nói những lời “an ủi” người chồng, khiến người này đã sợ càng sợ hơn.

Thưc tế thì: Ngày nay, phụ nữ đã chủ động hơn trong việc đảm bảo quá trình sinh con diễn ra thuận lợi. Để có một trải nghiệm sinh tốt đẹp, có rất nhiều sự lựa chọn cho mẹ để tránh bị quấy rầy. Bố cũng có thể đến những lớp học chuẩn bị kĩ năng sinh để tận tay giúp vợ mình sinh đẻ thuận lợi hơn.

Cảnh 7: Em bé cần sự giúp đỡ
 
Với kế hoạch sinh phù hợp, mẹ sẽ không phải xa bé ngay khi vừa mới sinh.
 
Trên phim, khoảnh khắc ngay trước khi bé sinh ra thường là một khoảng lặng ngắt căng thẳng. Bé thường sẽ bị kẹt lại và nhân vật chính phải rặn tới khi... kiệt sức.

Các bác sĩ sẽ chạy ào ào vào phòng. Trong khi khán giả chưa kịp nhìn rõ chuyện gì đang diễn ra, chỉ biết các bác sĩ đã làm một điều gì đó cần phải khâu lại. Một khi em bé đã được sinh hạ thành công, nó sẽ được đưa đi kiểm tra và lau rửa ngay lập tức trước khi được trả lại cho mẹ.

Thực tế thì: Khoảnh khắc cuối thường căng thẳng bởi tất cả mọi người đều đang chờ đợi được gặp em bé. Nếu có vấn đề gì xảy ra, bà đỡ và các bác sĩ thường thử nhiều phương thức để giúp bé ra mà không gây ra quá nhiều đau đớn, mặc dù trong trường hợp khẩn cấp vẫn cần có những hỗ trợ thuốc men.

Ngày nay, đa số phụ nữ đều hiểu được tầm quan trọng của việc bé được tiếp xúc trực tiếp với mẹ ít nhất 1 tiếng sau khi vừa sinh. Với một kế hoạch sinh đẻ đúng đắn, bé sẽ không cần phải xa mẹ ngay cho đến khi mẹ đã sẵn sàng đâu.

(Nguồn: Bellybelly)
Chia sẻ