Sốt ở trẻ sơ sinh – Cách xử trí

,
Chia sẻ

Sốt là một nhân tố tất yếu trong đời của mọi đứa trẻ. Hầu hết các trường hợp là không phải quá lo lắng, nhưng việc theo dõi các triệu chứng đi kèm và tìm các thông tin hỗ trợ là rất quan trọng.

 Sốt là gì?

Sốt được định nghĩa là nhiệt độ cơ thể tăng lên ít nhất 1 độ F so với mức bình thường 98.6 độ F (tương đương 37 độ C). Nhiệt độ của đứa trẻ thường chênh nhau khoảng 2F, phụ thuộc vào nhiệt độ xung quanh của nó, độ dày quần áo, mức độ áp lực hay mức độ hoạt động trong ngày.

Yếu tố nào gây sốt?

Hầu hết các trường hợp srưpốt là sự phản ứng của cơ thể chống lại sự lây nhiễm của vi khuẩn hoặc virus cấp tính.  Sự tăng nhiệt độ giúp tạo ra một môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, đồng thời sản sinh các tế bào bạch cầu chiến đấu chống lại bệnh.

Tại sao trẻ hay bị sốt?

Hệ thống kiểm soát nhiệt độ cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt do một số yếu tố sau:

- Kiệt sức
- Mất nước
- Muỗi đốt
- Ong đốt
- Dị ứng
- Nhiễm khuẩn

Triệu chứng là gì?

Triệu chứng điển hình của sốt ở trẻ là ho, đau đầu, mất ngủ và run. Một số triệu chứng khác là chán ăn, ngủ mê man và cáu gắt ậm ạch kéo dài. Một vài trường hợp trẻ còn khó thở.

Điều trị như thế nào?

Mất nước rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, vì vậy phải cung cấp thật nhiều nước cho trẻ.
Nếu nhiệt độ cơ thể dưới 38.8oC thì không nhất thiết phải can thiệp bằng thuốc ngay lập tực.  Trẻ cần được theo dõi xem tình hình có xấu hơn không hoặc sốt có giảm sau 24 giờ không. Nếu nhiệt độ trên thì trẻ cần được uống paracetamol. Liều lượng phải do bác sỹ chỉ định. Nếu trẻ sốt lên đến 40 độ C thì nhất thiết phải có bác sỹ khám chữa. Không nên cho trẻ dùng aspirin (nhất là trẻ dưới 21 tháng tuổi) vì một số nghiên cứu cho thấy nó có liên quan tới hội chứng Reye có thể gây chết người.

Có dấu hiệu nguy hiểm nào không?

Một số triệu chứng có biểu hiện khi sốt cần gọi ngay cho bác sỹ là:

- Có những vết mẩn đỏ trên da, mắt đỏ và chảy nước mũi ( triệu chứng cúm)
- Các chấm đỏ, ngứa (có thể đậu mùa)
- Cổ trở nên cứng hoặc đau đầu (dấu hiệu bị lây nhiễm nghiêm trọng)

Cơn sốt của trẻ:

Đôi khi, trẻ bị sốt sẽ lên cơn. Khi đó cần phải có ngay bác sỹ. Sự lên cơn không hẳn là do sốt ở mức độ cao hay cấp tính, mà do ở một số trẻ cơ thể dễ bị tấn công.

Bình thường khoảng 50% số trẻ khi đã bị lên cơn một lần sẽ tiếp tục có một cơn nữa, và 33% là có cơn thứ ba.

Trong khi đợi bác sỹ đến, cần làm theo một số chỉ dẫn sau:

- Đặt trẻ nằm ngửa và đảm bảo rằng chúng thở tốt
- Ở bên cạnh trẻ và nói chuyện âu yếm
- Theo dõi chặt sự thay đổi trong nhịp thở, đảm bảo không khí thông thoáng xung quanh
- Dọn dẹp quanh nơi trẻ nằm để tránh tổn thương, làm đau trẻ
- Đừng giữ chặt trẻ để tránh tổn thương thêm
- Đặt gối mềm dưới đửo ầu trẻ
- Cởi, nới bớt quần áo để giảm sự gò bó
- Nếu bị nôn mửa, cần xoay đầu trẻ về một bên để tránh bị sặc hoặc nuốt lại.
 
Khang Duy
Chia sẻ