Phương pháp giúp trẻ hứng thú với toán học

Admicro - Dung Chu,
Chia sẻ

Với trẻ em, toán học với các con số, công thức là môn học khá khô khan, thậm chí nhiều bé còn cảm thấy áp lực khi phải liên tục học và giải toán.

Tuy nhiên, theo giáo sư toán học người Mỹ Larry Martinek thì “Trẻ em không ghét toán, trẻ em chỉ ghét sự rối rắm và sợ hãi khi không hiểu bài…”. Từ đó, bằng tất cả tâm huyết của mình, vị giáo sư này đã nghiên cứu và phát minh ra chương trình toán tư duy Mathnasium, giúp trẻ hiểu thấu các bài toán và làm cho môn khoa học này trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Phương pháp giúp trẻ hứng thú với toán học 1

Môi trường học tập đầy hứng khởi:

Khác với lớp học thông thường, tại trung tâm Mathnasium các em được học trong một môi trường an toàn, vui vẻ và sinh động. Mathnasium tổ chức lớp học chỉ 5 học sinh và 1 giáo viên, là điều kiện lý tưởng để mỗi em được quan tâm sâu sát và tận tình. Với những thầy cô tận tâm, phòng học thiết kế đẹp, dụng cụ bổ sung giảng dạy đa dạng, quà đổi thưởng (khi các em học giỏi và được điểm A+) phong phú, Mathnasium biến việc học toán vốn khô khan, áp lực thành niềm vui thích của các em.

Tại Mathnasium, mỗi học sinh được kiểm tra trình độ đầu vào, phân tích theo từng chủ đề toán học, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu rồi từ đó xây dựng một kế hoạch học tập (Learning Plan) riêng cho từng học sinh. Chị Chế Thị Kim Cúc, Giám đốc Công ty TNHH Phát Mai Gia, phụ huynh của học sinh Mai Gia Bảo (7 tuổi) hài lòng cho biết: “Tôi thấy từ ngày học ở Mathnasium, cháu tiến bộ rõ rệt. Khi quan sát cháu làm bài tập, tôi rất tâm đắc và thực sự ngạc nhiên về khả năng của cháu”.

Phương pháp giúp trẻ hứng thú với toán học 2

Phát huy tối đa tiềm năng của từng học sinh:

Thực tế cho thấy, các em học sinh ở Việt Nam thường lúng túng khi gặp các bài toán không giống đề mẫu hay dạng mẫu được học. Giáo sư Larry Martinek nói: “Chúng tôi dùng toán học để giúp học sinh phát triển tư duy toàn diện. Toán học không chỉ cần thực hành và ghi nhớ mà trên hết là sự thấu hiểu và tư duy đúng cách…”.

Quan sát lớp học Toán Mathnasium sẽ dễ thấy được rằng, các thầy cô không dùng lời khen: “Em làm đúng rồi” hay chê “Sai rồi em ơi”; mà sẽ luôn hỏi “Tại sao em làm như vậy?”. Mục đích của việc này muốn học sinh trình bày cách giải toán và suy nghĩ của các em để đảm bảo rằng các em hiểu rõ bản chất của bài Toán và giải đúng cách. Câu hỏi này làm cho học sinh trở nên cởi mở hơn trong việc chia sẻ suy nghĩ của mình.

Bên cạnh đó, phương pháp Mathnasium có 3 bộ tài tập phong phú. Bộ thứ nhất gọi là PK - Là bộ bài tập cơ bản, được thiết kế theo kế hoạch học tập riêng cho mỗi em dựa vào kết quả kiểm tra đầu vào. Bộ thứ hai gọi là Focus on là hệ thống bài tập chuyên sâu về mọi chủ đề hay lĩnh vực nhằm giúp củng cố nếu học sinh còn yếu, hay nâng cao nếu học sinh giỏi về đề tài đó. Bộ thứ ba là Work out book giúp học sinh phát triển tư duy số, phát triển trí tuệ. Tất cả các bài tập đều được thiết kế và trình bày hấp dẫn cuốn hút các em giải toán bằng tất cả niềm say mê.

Trong hai ngày 11/5 (tại Hà Nội) và 18/5 (tại TP.HCM), Trung tâm Toán tư duy Mathnasium Việt Nam sẽ tổ chức buổi hội thảo “Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một” với sự trình bày của Tiến sĩ Tâm lý Giáo dục Trẻ Mầm non - Nguyễn Thị Lan Hương, nhằm cung cấp cho quý phụ huynh những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về tâm lý trẻ trong giai đoạn trẻ bước vào lớp 1.

Tại buổi hội thảo, Trung tâm Mathnasium còn tổ chức chương trình kiểm tra năng lực toán miễn phí dành cho tất cả các bé trong độ tuổi mầm non và tiểu học, từ đó hướng dẫn cho phụ huynh vạch ra kế hoạch cải thiện hoặc nâng cao năng lực toán của con em mình.

Thông tin chi tiết và đăng ký tham dự hội thảo tại đây.


Chia sẻ