Phương pháp chống say nắng cho bé

Hương Giang,
Chia sẻ

Say nắng thường xuất hiện vào thời điểm giữa trưa, lúc mặt trời chiếu nhiều tia tử ngoại vào cơ thể. Say nắng có thể gặp cả ở trẻ em và người lớn.

Ngày hè, say nắng thường xuất hiện vào thời điểm giữa trưa, lúc mặt trời chiếu nhiều tia tử ngoại vào cơ thể. Say nắng có thể gặp cả ở trẻ em và người lớn, nhất là trong dịp hè này khi mà các em được vui chơi thoả thích sau những ngày dài học tập. Vì vậy các bậc phụ huynh nên chú ý đến tình trạng say nắng. Sốc nóng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau tim mạch và chấn thương đầu ở các trường trung học Mỹ.

Không nên để trẻ chơi ngoài nắng
vào giờ cao điểm
Triệu chứng say nắng

Say nắng không phải là một chẩn đoán mà là tình trạng biểu hiện bằng triệu chứng mất khả năng đi hay đứng không có sự trợ giúp do cảm thấy đầu nhẹ đi, mệt mỏi, ngất kết hợp với tình trạng kiệt sức, nôn ói, chuột rút và nhiệt độ cơ thể có thể bình thường, giảm hay tăng.

Cách điều trị

Một khi bị say nắng, các em nên được đưa vào chỗ mát, cởi hết quần áo, đặt các túi nước đá vào các vùng thải nhiệt nhiều như cổ, nách, háng. Có thể dùng các dung dịch bay hơi nhanh để xịt lên các vùng cơ thể làm tăng tốc độ thải nhiệt. Làm tăng sự đối lưu không khí bằng cách mở quạt.

Cách phòng tránh tốt nhất là cần bổ sung thêm selen – 1 chất vi lượng có nhiều trong thịt, tôm cua, sò ốc, rau xanh và thực phẩm giàu protein.
Người lớn thường bị thiếu selen, nhất là những người nghiện thuốc lá vì nicotin gây hại lên tế bào, vì vậy cần có nhiều selen để giúp tế bào hoạt động bình thường. Selen tránh cho cơ thể khỏi bị cảm nắng.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần tăng cường thêm nhiều trái cây có chứa vitamin A, Vitamin C và Vitamin E. Tất cả những vi chất dinh dưỡng này, sẽ giúp cơ thể chúng ta tăng cường sức đề kháng và phòng tránh được say nắng.

Theo Hương Giang
VTC

Chia sẻ