Phải làm gì khi dẫn con đi chúc Tết nhưng con lại không muốn chào hỏi người lớn?

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Cha mẹ đừng vội đánh giá hay chỉ trích khi thấy con mình không muốn chào hỏi người lớn.

Trong dịp Tết Nguyên Đán, cha mẹ thường dẫn con theo để chúc Tết người thân, họ hàng. Lúc này, họ có thể gặp những tình huống khó xử như con không chịu chào người lớn, ngại ngùng, xấu hổ bám lấy cha mẹ.

Dù biết rằng việc chào hỏi người lớn rất quan trọng nhưng nếu bắt ép trẻ chào sẽ mang lại nhiều tác hại. Nếu cha mẹ biết được lý do tại sao con mình không muốn chào hỏi, có lẽ mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa hơn.

Ti sao tr không thích chào hi?

Trong suy nghĩ của nhiều người, việc chủ động chào hỏi người lớn là phép tắc tối thiểu mà ai cũng phải biết. Nếu gặp người lớn mà không chào có nghĩa là người đó không được dạy dỗ  cẩn thận.

Vì vậy, trong cuộc sống hầu hết trẻ em đều bị cha mẹ ép phải chào người lớn. Có một số trẻ không muốn chào vì nhút nhát, sợ hãi sẽ gắn nhãn là "không ngoan". Tuy nhiên, có một số lý do đằng sau việc trẻ không thích chào hỏi.

Phải làm gì khi dẫn con đi chúc Tết nhưng con lại không muốn chào hỏi người lớn? - Ảnh 1.

Có một số đứa trẻ không thích chào hỏi khi gặp người lớn.

- Trẻ hướng nội, không thích tiếp xúc với người lạ

Tính cách của một người được chia thành hướng nội và hướng ngoại. Những đứa trẻ không thích chào hỏi phần lớn là do tính cách hướng nội gây ra. Tuy nhiên, hướng nội chỉ là một đặc điểm tính cách chứ không phải khuyết điểm.

Trên thực tế, trẻ hướng nội thường biết cách cư xử, cảm xúc luôn ổn định, có tinh thần trách nhiệm cao, tinh tế, đồng thời có bản năng cảnh giác với người lạ.

Nếu cha mẹ ép một đứa trẻ hướng nội phải chào hỏi người lạ, chắc chắn trong lòng trẻ sẽ rất khó chịu. 

- Sợ người lạ là cách trẻ tự bảo vệ mình

Mỗi đứa trẻ sẽ có những kiểu sợ hãi khác nhau, có trẻ thích đeo bám cha mẹ, có trẻ ít nói, có trẻ khóc to khi bị kích thích bởi âm thanh hay môi trường lạ...

Việc trẻ có biểu hiện sợ người lạ ở một mức độ nhất định là điều bình thường, bởi vì khả năng nhận thức của trẻ đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, có thể phân biệt được người quen và người lạ.

Tâm lý cảnh giác mà trẻ phát triển trong giai đoạn đầu đời từ 0-6 tuổi chính là khả năng tự bảo vệ bản thân bẩm sinh. Thông qua khả năng này, trẻ dần dần học cách phân biệt và tin tưởng người khác.

Người lớn tuổi thường thích những đứa trẻ hoạt bát nên khi thấy đứa trẻ nhút nhát, họ sẽ nói với giọng điệu có phần tiêu cực. Những ngôn từ này có thể gây ra những tổn thương tâm lý cho những đứa trẻ nhạy cảm.

Cha mẹ nên làm gì khi con mình không thích chào hỏi người lạ?

Bất kể trẻ có chào hay không, cha mẹ và người lớn không nên tùy ý gắn cho đứa trẻ cái nhãn "nhút nhát trước người lạ", "sống nội tâm"...

Người lớn cũng không nên trách móc trẻ không chào hay so sánh với đứa trẻ khác. Việc bị chỉ trích trước nhiều người như vậy chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương và rất buồn.

Trong trường hợp có con không thích chào hỏi khi gặp người lớn, cha mẹ có thể xử lý như sau:

Phải làm gì khi dẫn con đi chúc Tết nhưng con lại không muốn chào hỏi người lớn? - Ảnh 2.

- Bo v tr bng thái đ tích cc

Những đứa trẻ không thích chào hỏi thường rất nhạy cảm, khi đối mặt với những đứa trẻ như vậy, cha mẹ cần phải kiên nhẫn hơn.

Điều đầu tiên cha mẹ phải làm là điều chỉnh lại tâm lý của mình, hiểu và chấp nhận đặc điểm tính cách này của con. Đừng ép con chào hỏi, cũng đừng tập trung vào những điểm yếu của con, điều này chỉ càng khiến đứa trẻ sợ hãi hơn khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài.

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con, trẻ cần thời gian để quan sát hoặc bắt chước người lớn. Mỗi lần ra ngoài chào người quen, cha mẹ phải làm gương, chỉ cho con cách tiếp xúc và chào hỏi mọi người.

Mỗi hành động của cha mẹ sẽ được trẻ âm thầm ghi nhớ. Đồng thời, điểm mấu chốt nhất là cha mẹ phải đứng về phía trẻ, dùng thái độ tích cực để bảo vệ trẻ khi người khác chỉ trích trẻ không chào hỏi.

Cha mẹ có thể đáp lại người khác một cách thân thiện: "Không phải con tôi không thích chào mà chỉ là bây giờ cháu không muốn nói chuyện. Cháu sẽ chào khi sẵn sàng".

- Hưng dn trt qua giai đon nhy cm trong quan h gia các cá nhân 

Độ tuổi 3-5 tuổi là giai đoạn nhạy cảm trong giao tiếp giữa các cá nhân. Giai đoạn này thực sự quan trọng đối với trẻ, trẻ cần sự thấu hiểu của người lớn và thậm chí là sự giúp đỡ khéo léo hơn từ người lớn.

Khi trẻ lớn lên, cha mẹ có thể nhận thấy trẻ 3 tuổi hoạt bát hơn nhiều, sẵn sàng chia sẻ đồ của mình với người khác.

Khi trẻ được 4 tuổi, trẻ sẽ chủ động lấy đồ chơi mình yêu thích, trao đổi đồ chơi của với các trẻ khác. Trẻ trở thành bạn tốt bằng cách trao đổi đồ vật.

Khi trẻ khoảng 5 tuổi, xung quanh trẻ có một vài người bạn cố định, có chung sở thích. Đây cũng là lúc trẻ không cần cha mẹ đứng ra giải quyết những vấn đề gặp phải trong quá trình giao tiếp giữa các cá nhân. Trẻ có khả năng tự giải quyết và đặc biệt chú ý đến thái độ của bạn bè.

Trẻ sẽ trải qua 3 giai đoạn này trong giai đoạn nhạy cảm trong giao tiếp giữa các cá nhân trong độ tuổi từ 3 đến 5. Dù ở giai đoạn nào, cha mẹ cũng phải tôn trọng và thấu hiểu con mình, từ đó hướng dẫn con cách chào hỏi khi gặp người lớn, tuỳ vào tình hình mà có cách ứng xử phù hợp.

Tóm lại, cha mẹ ngừng ép con mình chào hỏi khi chúng chưa sẵn sàng, việc ra lệnh hay ép buộc sẽ làm tình hình thêm tồi tệ. Cách tốt nhất là cha mẹ nên làm gương để con mình có thể thay đổi từng chút mỗi ngày.

Chia sẻ