Ông bà xưa hay nói "trẻ nhỏ ngủ hở rốn sẽ bị cảm", bác sĩ nhi giải thích lý do thật sự
Ông bà thường dặn đi ngủ phải đắp chăn che bụng, che rốn hoàn toàn có lý do, ngay cả bác sĩ nhi cũng ủng hộ.
Khi trời trở lạnh, người lớn tuổi thường dặn “phải đắp chăn che bụng khi ngủ” nếu không sẽ bị ốm, nhất là với trẻ nhỏ. Theo người xưa, việc đắp chăn che bụng này chính là để bảo vệ rốn. Nhiều người ngày nay cho rằng đây chỉ là quan niệm xưa, không có bằng chứng y học nào xác nhận.
Tuy nhiên, bác sĩ Chen Murong, một bác sĩ nhi khoa nổi tiếng người Đài Loan cho biết điều đó là đúng. Theo bác sĩ Chen Murong, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm 0,5°C khi cơ thể con người đang ngủ, và nếu tiếp tục giảm xuống gần 1°C, khả năng miễn dịch sẽ giảm 30%. "Nói cách khác, khi khả năng miễn dịch của bạn bị suy yếu, nếu có một số virus trong cơ thể, nó rất dễ phát triển thành bệnh mà điển hình nhất là gây cảm lạnh, bác sĩ Chen Murong cho biết.
Đắp chăn che bụng có thể ngăn nhiệt độ cơ thể giảm xuống trong khi ngủ và tránh bệnh. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ cũng chia sẻ rằng cô từng gặp một người bà đưa cháu trai 5 tuổi đến khám. Bà than phiền rằng cháu thường xuyên bị cảm lạnh và không có cách nào để phòng tránh. Người bà cũng kể cháu có thói quen ngủ hay đạp chăn, bà cứ đắp chăn cho cháu được 20 phút lại bị đá tung ra.
Nghe xong, bác sĩ Chen Murong giải thích rằng nếu trong cơ thể không có virus thì dù chăn bông có bị đá ra hay không cũng không quan trọng. Bởi vì thông thường cơ thể có sức đề kháng, virus cũng khó tấn công. Vì vậy, người cháu bị ốm cũng là vì bản thân đã có sẵn mầm bệnh trong người, cộng thêm thói quen đá chăn khi ngủ khiến sức đề kháng giảm sút và khi đó virus vốn đang ẩn mình bên trong có cơ hội bùng phát.
Bác sĩ Chen Murong cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ nên cho con mặc áo dài tay mỏng, hoặc chuẩn bị một chiếc chăn bông mỏng để che rốn. "Ít nhất phải che phần bụng để giữ ấm, và không để nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Sau vài lần làm như vậy, số lần bị cảm sẽ ít hơn", bác sĩ khuyên.
Nếu trẻ dễ đạp chăn khi ngủ, bạn có thể mặc quần áo dài tay hoặc đắp chăn mỏng ngang bụng cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Fang Pengxiang cũng chia sẻ rằng một bệnh nhân ở phòng khám ngoại trú thường phàn nàn về chứng đau nửa đầu và cảm lạnh, uống thuốc cũng không cải thiện. Bác sĩ sau đó đã khuyên bệnh nhân đắp chăn mỏng che phần bụng khi ngủ sẽ ít bị cảm lạnh hơn. Sau khi làm như vậy, các triệu chứng đã thuyên giảm, và cơn đau đầu cũng không còn nữa.
Bác sĩ Fang Pengxiang giải thích rằng khu vực lớn nhất của cơ thể là ngực và dạ dày, trong khi rốn là trung tâm của cơ thể và gần các cơ quan nội tạng nhất, được bao phủ bởi nhiều dây thần kinh và mạch máu, rất dễ bị tổn thương.
Rốn là gốc của ngũ tạng, bảo vệ rốn kéo dài tuổi thọ
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, rốn là nơi có thể ngăn ngừa và chữa bệnh, và nó là huyệt đạo duy nhất mà con người có thể nhìn thấy và chạm vào, đó chính là huyệt Thần Khuyết. Dưới con mắt của y học cổ truyền Trung Quốc, huyệt Thần Khuyết là một huyệt tuyệt vời để giữ gìn sức khỏe.
Vì người xưa cho rằng rốn là huyệt kết nối ngũ tạng và tin rằng rốn là gốc của ngũ tạng, nên việc giữ gìn và xoa bóp quanh rốn có thể phòng bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Rốn cũng là nơi sợ bị cảm lạnh nhất. Không giống như phần còn lại của bụng, rốn không có cơ, mô mỡ và có nhiều mạch máu. Rốn có phần da mỏng, nhạy cảm cao, có đặc tính thấm mạnh và hấp thu nhanh. Do chức năng rào cản kém nên rốn là khu vực tương đối yếu ớt, rất dễ bị nhiễm lạnh và cảm lạnh.
Cần chú ý hơn nữa đến việc giữ ấm rốn khi ngủ để tránh bị tiêu chảy hoặc cảm lạnh. Đặc biệt là đối với phụ nữ trẻ, nhất là phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mạch máu luôn trong tình trạng sung huyết, mặc quần áo hở rốn rất dễ gây co mạch vùng chậu do lạnh dẫn đến máu kinh lưu thông kém, lâu dần sẽ gây ra hiện tượng đau bụng kinh, kéo dài thời gian hành kinh và kinh nguyệt không đều.
Những cách chăm sóc rốn
Xoa quanh rốn
Buổi sáng trước khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ nên thả lỏng toàn thân, nằm ngửa trên giường, để lộ bụng, đặt lòng bàn tay vào rốn, xoa 108 lần theo chiều ngược kim đồng hồ và sau đó 108 lần theo chiều kim đồng hồ.
Phương pháp này có thể tăng cường não và thận, giúp tiêu hóa, làm dịu thần kinh, đi tiêu dễ dàng, tăng cường sự trao đổi chất của gan, làm cho khí và huyết thịnh vượng, thúc đẩy và điều chỉnh các chức năng của các cơ quan nội tạng, và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Đắp gừng lên rốn
Để chữa cảm phong hàn, có thể dùng thuốc đắp vào rốn. Cắt gừng thành miếng, sau đó đắp miếng gừng lên rốn và dùng băng dính y tế cố định trong 10 phút mỗi ngày, có tác dụng loại bỏ cảm lạnh trong cơ thể, điều trị chứng tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, điều kinh.
Khi đắp gừng lên rốn, thông qua khí và huyết của kinh mạch, dược tính được phân phối đến toàn bộ cơ thể cùng với sự vận động của khí và huyết, để làm ấm kinh mạch, xua tan lạnh và ẩm ướt.