Nói chuyện với con theo cách này, con lúc nào cũng quấn quít, yêu thương cha mẹ

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Đôi khi việc cha mẹ nói lý lẽ sẽ không hiệu quả bằng việc cha mẹ thể hiện sự thấu hiểu của mình thông qua các hành động mang tính cảm xúc.

Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là chìa khóa gắn kết tình cảm giữa con cái với cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ khi dạy con thường dùng lý lẽ, logic đúng sai để hướng dẫn con mình. Tuy nhiên, nghiên cứu tâm lý cho thấy cách cha mẹ giao tiếp với con cái quan trọng hơn nhiều so với nội dung mà họ truyền đạt.

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển sẽ có những nhận thức và cảm xúc thay đổi từng ngày. Điều này cho thấy trẻ dần có sự hiểu biết của riêng mình về thế giới. Trẻ phụ thuộc nhiều vào cảm xúc hơn những lý lẽ mà cha mẹ cho là đúng.

Nói chuyện vời con theo cách này, con lúc nào cũng quấn quít, yêu thương cha mẹ - Ảnh 1.

Cha mẹ nên dựa vào cảm xúc thay vì là lý lẽ khi giao tiếp với con cái.

Vì vậy, nếu lời nói của cha mẹ có thể chạm đến cảm xúc của trẻ, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi nhiều hơn.

Vậy cha mẹ nên nói chuyện với con cái mình như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?

1. Sử dụng ngôn ngữ tích cực

Khi con cái làm sai, cha mẹ dễ mất bình tĩnh mà chỉ trích con. Nghiên cứu cho thấy ngôn ngữ tích cực có thể truyền cảm hứng tốt hơn cho hành vi tích cực ở trẻ em.

Ví dụ, nếu trẻ không cất đồ chơi đi, cha mẹ có thể nói: "Bố tin tưởng con sẽ cất đồ chơi đi vì lần nào con cũng làm rất tốt".

Kiểu biểu hiện khích lệ này không chỉ tránh nảy sinh những cảm xúc tiêu cực mà còn nâng cao sự tự tin và tinh thần trách nhiệm của trẻ.

2. Giao tiếp đồng cảm

Khi một đứa trẻ gặp phải sự thất vọng hoặc chán nản, ưu tiên hàng đầu của cha mẹ là hiểu và chấp nhận cảm xúc của con mình.

Ví dụ, nếu một đứa trẻ khóc vì thua cuộc trong một trận đấu, cha mẹ có thể nói: "Mẹ biết lúc này con đang buồn. Ai thua mà chẳng buồn đúng không nào. Nhưng mẹ thấy con đã cố gắng hết sức và mẹ tự hào về con".

Kiểu giao tiếp đồng cảm này có thể giúp trẻ học cách thể hiện và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời cảm thấy được cha mẹ hỗ trợ và thấu hiểu.

Nói chuyện với con theo cách này, con lúc nào cũng quấn quít, yêu thương cha mẹ - Ảnh 2.

3. Hợp tác ngôn ngữ cơ thể

Ngoài ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể cũng là một phần quan trọng trong giao tiếp.

Khi cha mẹ giao tiếp với con cái, ánh mắt, nụ cười, những cái ôm có thể truyền tải sự ấm áp và tin cậy hơn.

Ví dụ, khi trẻ cho cha mẹ xem bức tranh của mình, họ có thể mỉm cười và nhìn con bằng ánh mắt khẳng định, hoặc ôm con để bày tỏ sự tự hào. Ngôn ngữ cơ thể như vậy có sức mạnh hơn bất kỳ lời khen ngợi nào.

4. Dạy dỗ dựa trên câu chuyện

Trẻ em về cơ bản thích nghe kể chuyện hơn nên cha mẹ có thể truyền đạt sự thật thông qua việc kể chuyện.

Ví dụ, khi gặp trẻ không muốn cho bạn chơi cùng, cha mẹ có thể kể một câu chuyện về sự chia sẻ để trẻ hiểu được niềm vui và tầm quan trọng của việc chia sẻ trong câu chuyện. Thông qua nội dung câu chuyện trẻ sẽ dễ hiểu hơn những gì cha mẹ muốn mình thực hiện.

5. Mô phỏng tình huống

Đôi khi, cha mẹ có thể sử dụng phương pháp nhập vai để giúp con hiểu được hậu quả của một số hành động nhất định.

Ví dụ, nếu trẻ gặp phải xung đột ở trường, cha mẹ có thể mô phỏng tình huống đó với con mình và khám phá các giải pháp khác nhau thông qua việc nhập vai. Cách tiếp cận này không chỉ giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề mà còn tăng khả năng đồng cảm.

Nhìn chung, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là một nghệ thuật. Nó đòi hỏi cha mẹ phải không ngừng học hỏi và rèn luyện, hiểu rõ đặc điểm tâm lý của con mình, sử dụng các kỹ năng giao tiếp phù hợp và thiết lập mối quan hệ cha mẹ và con cái tích cực, lành mạnh. Phương pháp giao tiếp này thực sự hiệu quả hơn gấp trăm lần so với việc chỉ lý luận đơn giản.

Chia sẻ