Những thức ăn không an toàn cho trẻ

,
Chia sẻ

Khi con bạn lớn dần lên, bé sẽ thấy tò mò và thích thú với những món ăn ở trong bát của người lớn.

Khi con bạn lớn dần lên, bé sẽ thấy tò mò và thích thú với những món ăn ở trong bát của người lớn, đôi khi, bạn cũng thích cho con nếm thử nhưng không phải tất cả mọi loại thực phẩm đều an toàn cho con bạn.

Một số loại thức ăn quá to sẽ khiến bé nghẹn, khó thở, một số khác lại ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa còn đang phát triển của trẻ nhỏ.

Những thực phẩm cần tránh: trẻ từ 4-6 tháng tuổi

Tất cả các loại thức ăn rắn: Các bác sĩ khuyên bạn chỉ nên cho trẻ trong độ tuổi này bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài trong 6 tháng đầu tiên, không nên cho con ăn thử bất cứ loại thức ăn dặm nào.


Bé chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa ngoài khi dưới 4 tháng tuổi.

Những thực phẩm cần tránh: 4 – 12 tháng

Mật ong: Mật ong có chứa Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột. Dạ dày của người lớn có thể ngăn ngừa sự phát triển của các bào tử, nhưng với trẻ nhỏ, các bào tử có thể phát triển và sản sinh ra chất độc, gây đe dọa tính mạng.

Bơ đậu phộng: Chất dính trong bơ đậu phộng và các loại bơ khác có thể dính vào cổ, gây khó nuốt, nhiều khi còn gây nghẹt thở cho trẻ nhỏ.

Sữa bò: Rất nhiều bà mẹ cho rằng sữa bò tốt cho trẻ nhỏ vì thành phần của nó khá giống sữa mẹ, và có thể dung song song với sữa hộp. Tuy nhiên, trẻ nhỏ không thể tiêu hóa được protein trong sữa bò, không thể hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết và nó chứa các khoáng chất có thể ảnh hưởng tới cơ thể trẻ nhỏ.

Cần chú ý những mối nguy hiểm sau khi cho con ăn:

Cắt miếng lớn: Chỉ nên cắt miếng thức ăn nhỏ khoảng bằng hạt đậu là an toàn nhất – trẻ sẽ không bị nghẹn ở cổ và không gặp khó khăn khi nhai. Các loại rau cứng như cà rốt, cần tây, đậu… nên được cắt nhỏ, hoặc nấu chín và cắt nhỏ. Các loại hoa quả khác như nho, cà chua, đào, dưa… nên được cắt gọt cẩn thận trước khi ăn. Thịt, cá, tôm thì nên được xé miếng nhỏ khi cho trẻ ăn.

Những thức ăn quá cứng: Bỏng, kẹo cứng, trái cây sấy khô, các loại hạt… tuyệt đối không được cho trẻ nhỏ ăn bởi nguy cơ bị nghẹn là rất lớn.

Thức ăn quá mềm: Thức ăn mềm là rất tốt nhưng quá mềm lại khiến thức ăn dính lại ở cổ họng trẻ, gây nghẹn, tắc thở… nên cha mẹ cần tránh cho con ăn kẹo dẻo, các thức ăn dẻo.

Không nên để thức ăn quá to.

Để phòng tránh nghẹn cho trẻ:

• Không nên cho trẻ ăn khi đang di chuyển, rất nhiều cha mẹ thường cho con vừa ăn, vừa chơi, chạy nhảy lung tung… khiến trẻ dễ bị trớ khi ăn no và nghẹn khi ngậm thức ăn quá lâu.

• Không cho con vừa ăn, vừa nằm trên giường hoặc xem tivi, sự mất tập trung khiến trẻ quên nhai, khi nuốt dễ bị nghẹn.

Chống dị ứng cho trẻ

Các bác sĩ thường khuyên bạn nên chờ đến khi con được 1 tuổi, thậm chí lâu hơn mới dần dần cho con làm quen với các loại thức ăn dặm, thường có rất nhiều loại thức ăn dễ gây dị ứng. Bạn có thể lựa chọn cho con làm quen với từng loại thức ăn, dần dần, nếu thấy bé không phản ứng với thức ăn thì có thể chuyển sang món mới khác.

Nếu thấy con bị dị ứng, nên dừng ngay món ăn đó và đưa con đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị. Thông thường, các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất là trứng, lạc, sữa, đậu nành, các loại hạt, cá…

Theo Eva
Chia sẻ