Những thói quen giúp con không bao giờ bị cảm cúm
Bằng cách tạo cho con những thói quen đơn giản mà hiệu quả dưới đây, các mẹ có thể giúp con nói “không” với cảm cúm ở bất cứ thời điểm nào trong năm.
Rửa tay đúng cách
Chỉ có một phần nhỏ chúng ta rửa tay bằng xà bông đủ lâu để giết chết những loại vi khuẩn “hung hãn”, vì vậy bạn hãy khuyến khích bé nhà mình rửa tay đúng cách với xà bông và nước, kỳ cọ thật kỹ trong khoảng 20-30 giây, sau đó rửa lại và lau khô tay bằng khăn sạch.
Ăn uống lành mạnh
Người mẹ - đầu bếp trưởng của gia đình - nên áp dụng chế độ ăn lành mạnh và an toàn cho con yêu. Nhờ chế độ ăn uống dinh dưỡng, bé nhà bạn mới có đủ sức khỏe và khả năng miễn dịch để đương đầu với tác động của mọi loại cảm cúm. Chế độ ăn nên bao gồm đầy đủ các loại trái cây, rau quả, thịt và cá. Việc cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước mỗi ngày cũng là một thói quen tốt bạn nên khuyến khích con.
Tiêm chủng ngừa cúm
Đây là khuyến cáo y tế dành cho tất cả trẻ em từ sáu tháng tuổi trở lên. Thành phần vắc-xin thay đổi hàng năm, vì thế ngay cả khi con bạn đã được tiêm ngừa vào năm ngoái rồi, bạn vẫn nên cho bé của mình có sự phòng ngừa mới nhất nhé!
Ngủ đủ và say giấc
Một thói quen hữu ích nữa bạn nên thiết lập cho con đó là ngủ đủ giấc và đúng giờ. Một đêm ngủ say giấc là điều cần thiết để phục hồi sức khỏe cho bé. Khoảng thời gian cơ thể được nghỉ ngơi như vậy cũng chính là lúc nó đang “nạp đầy đủ năng lượng cần thiết” cho một ngày đầy hoạt động tiếp theo.
Sử dụng khuỷu tay
Bạn thường dạy con nên dùng tay che miệng lại khi muốn hắt hơi hoặc ho, thế nhưng cảm lạnh và cúm cảm lại thường lan truyền phổ biến nhất thông qua những loại vi khuẩn trú ngụ trên bàn tay. Vì vậy, nếu không thấy giấy ăn hoặc khăn tay ở khu vực xung quanh, bạn có thể dạy con dùng khuỷu tay của mình để che miệng. Đây mới là cách che miệng đúng khi ho hoặc hắt hơi, chứ không phải dùng bàn tay để che.
Nghỉ ngơi khi ốm
Nếu bé nhà bạn chẳng may bị ốm, phương án tốt nhất bạn nên áp dụng đó là để con nghỉ học. Việc tạm dừng cho con đến trường vừa ngăn chặn bệnh không lây lan cho người khác, vừa đảm bảo cho bé được nghỉ ngơi và phục hồi nhanh chóng. Thêm vào đó, hãy cho con uống thật nhiều nước, âu yếm và động viên con, thậm chí có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ nếu bạn thấy lo lắng.