Những sai lầm tai hại của phụ huynh khi điều trị ho đàm cho trẻ

Quang Vũ,
Chia sẻ

Chứng kiến con mình ho đàm kéo dài, nhiều bậc phụ huynh khó tránh khỏi cảm giác lo lắng, vội vàng tìm cách trị ho cho con. Bên cạnh các phương pháp đúng, vẫn còn tồn tại không ít hiểu lầm tai hại nhiều phụ huynh đã và đang mắc phải.

Những sai lầm tai hại của phụ huynh khi điều trị ho đàm cho trẻ - Ảnh 1.

Thời điểm giao mùa*, nhiệt độ xuống thấp và độ ẩm trong không khí cao hơn tạo điều kiện cho ký sinh trùng, nấm mốc, vi-rút phát triển mạnh mẽ cũng như tồn tại trong không khí. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cộng với đường thở còn ngắn, mềm và hẹp nên dễ bị các loại vi-rút, vi khuẩn tấn công, gây nên các bệnh về đường hô hấp.

Trong các triệu chứng liên quan đến bệnh về đường hô hấp, tình trạng ho đàm là phổ biến và dễ gặp nhất. Khi ho có đàm, trẻ thường khó chịu, bức bối, quấy khóc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của trẻ cũng như những phút giây bên nhau của cả gia đình.

Dưới đây là một số sai lầm thường mắc phải của phụ huynh trong việc điều trị ho cho trẻ:

Cho rằng thuốc trị ho là kháng sinh

Những sai lầm tai hại của phụ huynh khi điều trị ho đàm cho trẻ - Ảnh 2.

Các phương pháp điều trị ho có đàm ở trẻ nhỏ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng. Đối với phần lớn các trường hợp ho có đàm do vi-rút, thì điều trị tiêu đàm cần được ưu tiên trên hết. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn tâm lý e dè, lo sợ khi cho con mình sử dụng thuốc trị ho, vì một số các bậc phụ huynh cho rằng những loại thuốc ho là thuốc kháng sinh. Nhưng, sự thật thì thuốc trị ho không phải kháng sinh và chỉ đơn thuần có tác dụng trị dứt cơn ho ở trẻ.

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tiêu đàm, giảm ho để bố mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, phụ huynh nên chọn thương hiệu uy tín, đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả cũng như được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Tiện lợi nhất, phụ huynh có thể cân nhắc chọn các sản phẩm thuốc ho dạng gói với hương vị trái cây dễ uống, định lượng đã được chia sẵn theo từng gói, tiện dụng để bảo quản và mang theo khi trẻ đi học hoặc đi du lịch.

Những sai lầm tai hại của phụ huynh khi điều trị ho đàm cho trẻ - Ảnh 3.

Cho rằng ho là bệnh lý nên các bậc phụ huynh thường cố để nén cơn ho ở trẻ

Một sự thật mà nhiều người vẫn đang lầm tưởng đó là: Ho không phải là bệnh lý mà là triệu chứng khi trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thực chất, ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể nhằm tống xuất đờm nhớt, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. Do đó, các bậc phụ huynh không nên vì quá sốt ruột hay e ngại mà kìm nén cơn ho ở trẻ.

Những sai lầm tai hại của phụ huynh khi điều trị ho đàm cho trẻ - Ảnh 4.

Khi trẻ bị ho đàm, việc quan trọng đầu tiên chính là tìm biện pháp giúp tiêu đàm nhanh chóng. Đàm được làm loãng sẽ thúc đẩy việc ho khạc hiệu quả hơn, giảm đuối sức khi gằn họng ho khiến trẻ thấy dễ chịu, ngủ sâu và dần hồi phục.

Sử dụng những bài thuốc dân gian truyền miệng, không rõ nguồn gốc

Những sai lầm tai hại của phụ huynh khi điều trị ho đàm cho trẻ - Ảnh 5.

Vì e ngại việc sử dụng thuốc trị ho là kháng sinh nên nhiều bậc phụ huynh đặt niềm tin vào những bài thuốc dân gian truyền miệng, không rõ nguồn gốc để tiêu đàm, giảm ho cho trẻ. Tuy nhiên, đa phần những bài thuốc này không phải lúc nào cũng mang đến hiệu quả trị ho triệt để. Thêm vào đó, việc chưa được y học chứng minh về hiệu quả lâm sàng cũng là yếu tố khiến phụ huynh nên cân nhắc trước khi áp dụng những bài thuốc này cho trẻ.

Chỉ khi con nhanh khỏi, tiêu đàm, hết ho thì cả gia đình mới có thể thoải mái cùng nhau tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.

*Giao mùa là khoảnh khắc thiên nhiên chuyển từ mùa này sang mùa khác. Tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Bắc, giao mùa thường diễn ra rõ rệt khi chuyển từ tiết trời nóng sang lạnh (hè/thu chuyển sang đông) và ngược lại (đông/xuân chuyển sang hè). Ở miền Nam chỉ có 2 mùa mưa nắng, thì giao mùa (hay có bệnh hô hấp) là khi từ mùa khô qua mùa mưa (thường là tháng 4-5).

Chia sẻ