Bật mí những cách mẹ có thể làm để giúp trẻ cải thiện chứng kén ăn

Quang Vũ,
Chia sẻ

Con kén ăn dẫn đến sụt cân là một trong những nỗi “ám ảnh” của mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, có đôi khi vì lo lắng quá mà mẹ cũng “góp phần” làm cho tình trạng kén ăn của con tăng thêm mà không hề biết.

Ước mong giản dị mà tất cả các bà mẹ là mỗi ngày con đều có thể ăn ngon, ngủ yên, chạy nhảy, vui chơi bình thường. Tuy nghe đơn giản vậy nhưng nếu nhà bạn có một em bé kén ăn, thấy đồ ăn là… né, cả ngày chẳng đòi ăn bao giờ, không cho ăn cũng chỉ im lặng thì bạn sẽ đi từ hoang mang đến stress.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc kén ăn của trẻ ngoài những trường hợp xuất phát từ nguyên nhân rối loạn chức năng tiêu hóa (loạn khuẩn đường ruột, thiếu men tiêu hóa…), sốt, mọc răng… thì nhiều trường hợp lại xuất phát từ việc cho trẻ ăn không đúng cách của người lớn. Cùng tìm hiểu những thói quen tai hại và giải pháp khắc phục để bé nhà bạn không còn lắc đầu khi nhìn thấy thức ăn nữa nhé!

Những sai lầm rất nhiều bà mẹ mắc phải khiến trẻ kén ăn - Ảnh 1.

Hiểu được nguyên nhân và áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp con bạn không còn kén ăn

Trẻ không bao giờ biết đói

Bởi vì trẻ chưa kịp đói thì đã thấy mẹ chuẩn bị cho một bữa ăn khác rồi. Nếu mẹ không hiểu đúng nhu cầu và kích cỡ bụng của bé sẽ khiến bé không bao giờ biết đến cảm giác đói vì trong bụng lúc nào cũng còn thức ăn chưa tiêu hóa hết. Thông thường, đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, một cữ ăn chính, trẻ phải mất từ 3,4 tiếng để tiêu hóa hết thức ăn. Thế nhưng, nhiều mẹ bỉm sữa vẫn còn nhớ "lịch ăn" 2 tiếng/cữ khi trẻ còn bú sữa. Điều này vô tình tạo nên áp lực cho hệ tiêu hóa của trẻ và nhất là cảm giác sợ ăn sẽ bắt đầu hình thành.

Một sai lầm nữa mà ba mẹ hay mắc phải là cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn vì gia đình luôn lo lắng cho rằng "bé ăn ít quá" trong các bữa ăn trong khi trên thực tế, lượng thức ăn bé nạp vào người đã đủ. Khi không đo lường được nhu cầu ăn của trẻ theo từng độ tuổi, ba mẹ sẽ có tâm lý sợ con đói, ép con phải ăn đủ định mức người lớn quy định, dẫn đến việc ép ăn, dụ trẻ ăn, trẻ sẽ dần dần cảm thấy áp lực khi tới giờ ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), chia sẻ: "Việc lên lịch 3 bữa chính và 2 bữa phụ miễn sao 2 bữa ăn cách nhau khoảng 3 giờ sẽ tốt cho trẻ. Theo như lịch sinh hoạt phổ biến của hầu hết các gia đình, bữa sáng có thể bắt đầu lúc 6 giờ, tức lúc 11 giờ, chiều tầm 18-19 giờ và 2 bữa phụ lúc 9 giờ và 15 giờ mỗi ngày."

Không tập thói quen tập trung ăn từ đầu

Đa số trẻ đều thích chơi hơn thích ăn và chúng ta hay có xu hướng để dụ bé ăn cho nhanh sẽ cho bé xem tivi hoặc ẵm đi dạo. Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn nhiều tác hại không ngờ tới cho sức khỏe và thói quen của trẻ. Hậu quả dễ thấy nhất là thức ăn nguội lạnh và nguy cơ nhiễm trùng (khói bụi, ruồi nhặng…) vì bữa ăn kéo dài. Về sau, việc không tập trung vào bữa ăn sẽ khiến trẻ không hình thành được thói quen ăn uống lành mạnh, tập trung, không cảm nhận được vị ngon của thức ăn.

Những sai lầm rất nhiều bà mẹ mắc phải khiến trẻ kén ăn - Ảnh 2.

Ăn chung với gia đình sẽ giúp trẻ xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh hơn

Giải pháp tốt nhất để giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ đầu là cho trẻ ăn chung với gia đình. Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn chia sẻ: "Khoảng 1 tuổi, bé đã có thể đi chập chững và sử dụng tương đối thành thạo các ngón tay. Đây là thời điểm thích hợp để trẻ tham gia ăn uống cùng gia đình. Mẹ có thể tạo không gian để trẻ tập trung vào việc ăn. Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài trong khoảng 20 - 30 phút. Tuy nhiên, đôi lúc trẻ không hoàn tất cử bột, cháo của mình trong 30 phút thì giải pháp đơn giản sẽ là trẻ được ăn thêm một phần sữa, phô mai hay bánh dinh dưỡng… Nếu trẻ từ chối nghĩa là trẻ đã no bụng và lựa chọn tốt nhất lúc này là nên kết thúc bữa ăn".

Khẩu phần thiếu cân đối

Ba mẹ thường có xu hướng chiều chuộng con, chỉ cho con ăn những món con thích. Ban đầu cách này có vẻ tốt vì con vẫn ăn và phát triển tốt nhưng để lâu dần, cơ thể của trẻ sẽ mất cân bằng dinh dưỡng do ăn không đủ 4 nhóm chất cần thiết (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin - khoáng chất). Nghiêm trọng hơn, khi đã hình thành thói quen chỉ ăn khi có món yêu thích và từ chối ăn các thức ăn giàu dưỡng chất khác, con sẽ lâm vào tình trạng biếng ăn nếu không còn thích các món đó nữa.

Ca sĩ Phương Vy, người luôn ủng hộ quan điểm "Làm mẹ khoa học", chia sẻ: "Một ngày của Ailani được chia ra làm 3 bữa, có khi là 4 bữa, món ăn thay đổi giữa các bữa để con không bị ngán. Cả nhà luôn ngồi ăn cũng nhau trong các bữa chính tạo không khí bữa ăn gia đình từ đó tạo thói quen ăn uống đúng giờ cho cô bèo. Ngoài ra, cũng nên bổ sung các dưỡng như chất đạm hay lợi khuẩn đường ruột, sẽ giúp cân bằng và hỗ trợ sự phát triển hệ tiêu hoá của con. Giờ đây thấy con ăn ngon, con khoẻ là bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến hết."

Những sai lầm rất nhiều bà mẹ mắc phải khiến trẻ kén ăn - Ảnh 3.

Nhờ nỗ lực của cả nhà, mỗi bữa ăn của bé Ailani đã đầy ắp sự hào hứng, vui vẻ.

Untitled

Nestlé NAN OPTIPRO 4 với công thức dinh dưỡng Thụy Sỹ chứa đạm OPTIPRO và lợi khuẩn Bifidus BL giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng cường hệ miễn dịch.

Vị sữa thanh mát, ít ngọt tạo thói quen ăn uống khỏe mạnh cho trẻ. Ngoài ra, sản phẩm còn có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết khác (DHA, Canxi, Vitamin…) cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Sản phẩm Nestlé NAN OPTIPRO 4 ngoài lon dạng bột, nay còn có hộp pha sẵn với vị sữa thanh mát, tiện lợi cho trẻ khi đến trường hay đi dã ngoại. Đây là sản phẩm công thức dinh dưỡng dành cho bé từ 2-6 tuổi, giúp cung cấp 40% nhu cầu đạm khuyến nghị mỗi ngày.

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam - KCN Biên Hòa 2, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

Chia sẻ