Những nguy hiểm khi trẻ ngồi ô tô cha mẹ nên biết
Ngày nay, cơ hội để trẻ được ngồi ô tô không còn hiếm. Cho dù có người lớn bên cạnh thì bạn cũng không thể lơ là những trường hợp sau đây.
1. Cho trẻ ngồi vào lòng
Bạn ôm trẻ vào lòng và đinh ninh như thế tuyệt đối an toàn? Đây là quan niệm sai lầm. Vì khi có sự cố va chạm, có thể phần trên cơ thể bạn đè mạnh lên đầu trẻ. Hơn nữa, khi ô tô di chuyển nếu như có va chạm thì sức nặng của những vật trong xe tăng lên khoảng 30 lần, có nghĩa là trọng lượng của trẻ khi đó cũng gấp 30 lần so với thể trọng thực và có thể bạn sẽ không đủ sức để giữ trẻ trong lòng mình trong trường hợp bản thân cũng mất thăng bằng.
2. Trẻ ngồi ở ghế phụ lái
Thói quen này cực kỳ nguy hiểm cho trẻ. Phần đầu của trẻ con thường có tỷ trọng lớn hơn cơ thể nên cổ cũng dễ bị tổn thương hơn. Khi xe thắng gấp, cổ của trẻ có thể sẽ chịu một ngoại lực rất lớn, làm hại đốt sống cổ, thậm chí là cả phần đầu.
3. Cài dây an toàn
4. Để trẻ đùa giỡn, ăn uống trong xe
Để cho trẻ ngoan ngoãn ngồi yên trong xe, nhiều phụ huynh chuẩn bị sẵn đồ ăn thức uống để “dụ” trẻ. Hãy cẩn thận, khi xe chạy ở đoạn đường gồ ghề, trẻ có thể bị nghẹn hay sặc.
Ngoài ra, một số trẻ hiếu động, đùa giỡn hay có những hành động thu hút sự chú ý của người cầm lái, như bịt mắt hay kéo tay người lái… Điều này rất dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.
5. Bỏ trẻ một mình trong xe
Nhiều người thấy trẻ ngủ say sưa không nỡ đánh thức, nên khóa cửa xe lẫn cửa sổ, để trẻ một mình ngủ trong xe. Đây là hành động cực kỳ nguy hiểm.
Mức độ “bít bùng” trong xe rất cao, không khí trong xe rất nhanh sẽ biến thành hơi nóng bức bối, trẻ ở lâu trong không gian chật hẹp không thoáng khí sẽ có nguy cơ ngạt thở. Đặc biệt là vào mùa hè nóng bức thì trẻ càng có khả năng mất nước do nhiệt độ trong xe quá cao, thậm chí dẫn đến tử vong do ngạt.
Bạn ôm trẻ vào lòng và đinh ninh như thế tuyệt đối an toàn? Đây là quan niệm sai lầm. Vì khi có sự cố va chạm, có thể phần trên cơ thể bạn đè mạnh lên đầu trẻ. Hơn nữa, khi ô tô di chuyển nếu như có va chạm thì sức nặng của những vật trong xe tăng lên khoảng 30 lần, có nghĩa là trọng lượng của trẻ khi đó cũng gấp 30 lần so với thể trọng thực và có thể bạn sẽ không đủ sức để giữ trẻ trong lòng mình trong trường hợp bản thân cũng mất thăng bằng.
2. Trẻ ngồi ở ghế phụ lái
Thói quen này cực kỳ nguy hiểm cho trẻ. Phần đầu của trẻ con thường có tỷ trọng lớn hơn cơ thể nên cổ cũng dễ bị tổn thương hơn. Khi xe thắng gấp, cổ của trẻ có thể sẽ chịu một ngoại lực rất lớn, làm hại đốt sống cổ, thậm chí là cả phần đầu.
Với trẻ sơ sinh có thể được đặt ở hàng ghế trước và quay mặt về phía sau và được ngồi trong chiếc ghế có thiết kế đặc biệt. Việc quay mặt bé về phía sau là cách bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng trong trường hợp xe không có hoặc đã ngắt hệ thống túi khí bên hông. Ghế trước nơi bé ngồi cần phải được lùi lại càng xa bảng điều khiển càng tốt, khoảng cách ít nhất là 20cm.
Trong trường hợp túi khí bên hông của xe không thể tắt được thì tốt nhất bạn nên đặt ghế ngồi của bé ở hàng ghế sau, tốt nhất là phía sau ghế lái. Dù đặt bé ngồi ở hàng ghế trước hay sau thì cũng cần phải thắt dây đai an toàn ba điểm một cách cẩn thận.
3. Cài dây an toàn
Ngoài dây an toàn trên ghế cho trẻ, bạn cũng nên thắt thêm đai an toàn ba điểm có trên xe. Lưu ý, tắt chức năng túi khí bên hông nếu đặt trẻ ngồi ở hàng ghế trước.
Khi thắt dây an toàn, cần chú ý để dây bắt chéo qua ngực và vai của bé. Nếu dây an toàn bắt qua cổ bé thì bạn cần lót thêm đệm để bé ngồi cao hơn và cũng để tránh chấn thương cổ cho bé khi xảy ra tai nạn.
Để cho trẻ ngoan ngoãn ngồi yên trong xe, nhiều phụ huynh chuẩn bị sẵn đồ ăn thức uống để “dụ” trẻ. Hãy cẩn thận, khi xe chạy ở đoạn đường gồ ghề, trẻ có thể bị nghẹn hay sặc.
Ngoài ra, một số trẻ hiếu động, đùa giỡn hay có những hành động thu hút sự chú ý của người cầm lái, như bịt mắt hay kéo tay người lái… Điều này rất dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.
5. Bỏ trẻ một mình trong xe
Nhiều người thấy trẻ ngủ say sưa không nỡ đánh thức, nên khóa cửa xe lẫn cửa sổ, để trẻ một mình ngủ trong xe. Đây là hành động cực kỳ nguy hiểm.
Mức độ “bít bùng” trong xe rất cao, không khí trong xe rất nhanh sẽ biến thành hơi nóng bức bối, trẻ ở lâu trong không gian chật hẹp không thoáng khí sẽ có nguy cơ ngạt thở. Đặc biệt là vào mùa hè nóng bức thì trẻ càng có khả năng mất nước do nhiệt độ trong xe quá cao, thậm chí dẫn đến tử vong do ngạt.