Những nết ăn uống cha mẹ dạy con càng sớm càng tốt
Dạy con những phép xã giao tốt trong bữa ăn đồng nghĩa với việc bạn đang trao cho con những công cụ quan trọng để giao tiếp xã hội.
Kỹ năng sẽ này sẽ hữu ích cho con trong suốt quãng đời còn lại.
Mỗi bữa ăn là cơ hội để trẻ học cách thực hiện các phép xã giao phù hợp. Từ việc sử dụng đồ dùng đúng cách cho đến việc chờ đợi cho đến khi mọi người được phục vụ xong, trẻ nhỏ có thể học cách tôn trọng và thực hành cách cư xử trên bàn ăn.
Hãy kiên nhẫn nhưng nhất quán trong cách hướng dẫn của bạn để con có thể thấu hiểu mọi nguyên tắc.
Dưới đây là nguyên tắc cơ bản bạn có thể bắt đầu dạy cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống:
Rửa tay trước khi ăn
Nhắc trẻ rửa sạch tay trước bữa ăn không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với người chuẩn bị bữa ăn cũng như những người khác trong bàn ăn mà còn là một thói quen vệ sinh quan trọng cho sức khỏe.
Không nên ăn trước người khác
Dạy con rằng chúng không nên bắt đầu ăn cho đến khi mọi người đã ngồi vào chỗ và được phục vụ. Bắt đầu ăn trước khi mọi người ngồi vào chỗ là hành vi thiếu tôn trọng. Trong khi bữa ăn chỉ có ý nghĩa khi mọi người được thưởng thức cùng nhau.
Ngậm miệng khi nhai
Ngậm miệng khi nhai và không nói khi đang ăn là hai nguyên tắc cơ bản của cách cư xử tốt trên bàn ăn. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con về điều này nếu chúng quên.
Tránh nhồi nhét quá nhiều thức ăn vào miệng
Dạy con ăn từng miếng nhỏ và không bao giờ ngấu nghiến thức ăn. Một cách để trẻ có thể rèn luyện thói quen này là đặt thìa hoặc đũa xuống giữa các lần ăn. Họ thậm chí con có thể đặt tay lên đùi trong khi nhai.
Lịch sự trong lúc ăn
Nếu con yêu cầu ai đó chuyển giúp món gì đó cho mình, con nên đề nghị kèm câu “Làm ơn” và “Cảm ơn” sau khi nhận món ăn.
Sử dụng đồ dùng và khăn ăn
Với một số trường hợp ngoại lệ, như pizza và hamburger, trẻ em không nên ăn bằng tay. Bạn nên chỉ cho con cách dùng dao và dĩa.
Ngoài ra, hãy dạy con đặt khăn ăn vào lòng và nhắc con dùng khăn ăn đó thay vì quần áo khi lau tay hoặc miệng.
Tránh chê món ăn
Thừa nhận rằng việc con không thích điều gì đó là bình thường, nhưng hãy nhắc nhở con rằng khẩu vị của con có thể không giống với khẩu vị của người khác.
Cha mẹ cũng cần giải thích cho con hiểu rằng con nên bày tỏ lòng biết ơn đối với món ăn và công sức của người chuẩn bị nó, ngay cả khi con không thấy ngon miệng.
Tất nhiên, bạn không nên ép con ăn thứ con không muốn. Sẽ không sao nếu con lịch sự nói “Không, cảm ơn”.
Cách cư xử trên bàn ăn dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên
Đề nghị giúp đỡ
Dù ở nhà mình hay nhà người khác, hãy khuyến khích con luôn hỏi người lớn xem con có thể giúp làm bất cứ việc gì để chuẩn bị cho bữa ăn hay không.
Đừng mang theo đồ điện tử vào bữa ăn
Bữa ăn không chỉ đơn thuần là ăn. Đó còn là việc kết nối với những người bạn đang dùng bữa cùng và chia sẻ trải nghiệm. Điều đó thật khó thực hiện nếu khuôn mặt của con luôn cắm vào điện thoại.
Hãy dạy con rằng mang đồ điện tử lên bàn ăn không chỉ là thiếu tôn trọng mà việc sử dụng chúng ở đó có nghĩa là con đang bỏ lỡ sự kết nối với mọi người.
Tránh làm gián đoạn trong bữa ăn
Tại bàn ăn, hãy tập cho con đợi đến lượt mình nói. Giúp trẻ có thói quen nói về tin tức, bạn bè, trường học thế nào và các chủ đề thú vị khác.
Nhắc nhở con không bao giờ với tay qua bàn để lấy thứ gì đó. Thay vào đó, hãy tạo thói quen yêu cầu người khác cùng bàn chuyển thứ con cần.
Dọn dẹp sau khi ăn
Hãy dạy con rằng con nên chịu trách nhiệm về chiếc đĩa hoặc bát đũa mà con đã dùng. Thức ăn thừa phải được bỏ vào thùng rác. Đồ dùng khác, chẳng hạn như cốc của con cũng phải được đặt vào bồn rửa hoặc bất cứ nơi nào bạn đã chỉ định. Ngoài ra, khi con đứng dậy khỏi bàn, con nên đẩy ghế về phía bàn.
Theo verywellfamily.com