Những điều khiến bạn ngỡ ngàng khi làm mẹ ở Hàn Quốc
Những trải nghiệm về việc làm mẹ được ghi lại qua lời kể của một mẹ Mỹ đang sinh sống ở Hàn Quốc sẽ giúp các mẹ có cái nhìn thú vị về việc nuôi dạy con của các mẹ ở xứ sở kim chi.
Dưới đây là những chia sẻ của Elise Hu-Stiles một bà mẹ Mỹ đồng thời là phóng viên đang sinh sống ở Seoul – Hàn Quốc cùng chồng và 2 cô con gái: Eva 2 tuổi và con gái vừa mới sinh.
Elise đã miêu tả lại cuộc sống của cả gia đình cô ở nước ngoài bao gồm cả những cảm nhận về cuộc sống ở trong thành phố có nhịp độ sống nhanh nhất thế giới và cả những trải nghiệm làm mẹ của mình khi sinh con gái thứ hai ở đây.
Con gái tôi học cách giữ cho nền nhà luôn sạch sẽ
Theo phong tục của Hàn Quốc, tất cả mọi người trước khi bước vào nhà đều phải cởi giày, dép bởi vì người Hàn Quốc theo truyền thống thường sử dụng sàn nhà để ngồi hoặc để ngủ. Chính vì thế nếu để sàn nhà bẩn là điều khó có thể chấp nhận được. Con gái hai tuổi – Eva của tôi vì thế cũng hình thành thói quen cởi giày trước khi vào nhà ở bất cứ đâu và con bé cũng học được cách để giày dép vào đúng chỗ quy định.
Căn hộ của tôi cũng được thiết kế thêm tủ giày và hệ thống hút chân không ở giữa. Trong nhà cũng có hệ thống sưởi sàn nhà được gọi là ondol – đây là truyền thống các ngôi nhà ở Hàn Quốc đã nhiều thế kỉ nay, vì thế bàn chân của bạn không bao giờ bị lạnh.
Thích nghi với cuộc sống mới
Eva là thành viên duy nhất trong gia đình thích nghi nhanh nhất với cuộc sống ở đây. Con bé đã đi máy bay và sau đó bước vào một thế giới hoàn toàn khác. Hàn Quốc là nhà của con bé. Chúng tôi đã đưa cho con bé bản đồ nước Mỹ và đố con bé chỉ ra vị trí các bang mà mẹ đã lớn lên (Texas), bố đã lớn lên (Florida) và nơi con bé đã được sinh ra (Washington, DC). Con bé cũng hiểu rằng mình đã không còn ở đó nữa. Con bé cũng nhớ bạn bè và chỉ chỏ hình ảnh của họ trong ảnh nhưng con bé thích nghi rất nhanh.
Học ngôn ngữ mới
Đến sinh sống ở đây và không hề biết tiến Hàn khiến tôi bỗng dưng như một em bé mới sinh. Tôi không thể đọc không thể hiểu được mọi người đang nói gì.
Eva của tôi sẽ nói tiếng Anh ở trường và với bố. Vú em của cô bé và tôi nói chuyện với nó bằng tiếng Trung Quốc phổ thông. Nhưng con bé tiếp xúc với tiếng Hàn thông qua các hoạt động hàng ngày. Gần đây thi thoảng tôi thấy con bé nói được một số câu tiếng Hàn. Điều đó quả thật là một điều đáng ngạc nhiên.
Tôi thậm chí còn có gia sư dạy tiếng nhưng Eva thì không có ai dạy cả. Nhưng trình độ tiếng Hàn của con bé còn ngang ngửa với mẹ. Con bé tự hào nói xin chào với người lạ, nói với người lái xe taxi về điểm dừng lại gần trường học nhất và thậm chí còn yêu cầu biên lai với nhân viên phục vụ bằng tiếng Hàn.
Trẻ con Hàn Quốc có thể ăn cay từ rất sớm
Người Hàn Quốc tin rằng kimchi có thể chữa bệnh. Trẻ em ở Hàn Quốc có khả năng ăn cay ngay từ khi mới 1 tuổi. Tôi không thể tin được điều này. Eva cũng đã cố gắng thử ăn kimchi nhưng khi cô ấy nhìn thấy món ăn toàn màu đỏ và đã thốt lên rằng nó quá cay.
Các ông bố bà mẹ rất coi trọng việc học của con
Các ông bố bà mẹ ở Hàn thường rất coi trọng việc học hành của con cái. Điện thoại thông minh là công cụ cho phép họ theo dõi các hoạt động của con em khi ở trường và thấy sự tiến bộ của con mình. Ví dụ, nhiều bậc cha mẹ sử dụng KakaoTalk, ứng dụng nhắn tin hàng đầu tại Hàn Quốc, để đối thoại và trao đổi ngay lập tức với các giáo viên, như: "Hôm nay cháu làm bài thi thế nào?" Các giáo viên ở đây sẽ lắng nghe những câu hỏi như thế này của phụ huynh.
Ngoài ra, khi tôi đến thăm một trường trung học, theo báo cáo học sinh ở đây sẽ làm làm bài tập về nhà cho đến 11h đêm mỗi ngày.
Trẻ em Hàn Quốc ít được ăn cơm tối và nói chuyện với bố
Người Hàn Quốc thường bắt đầu làm việc vào lúc 9h và tan làm vào lúc 5h chiều. Người dân ở đây cực kì chăm chỉ và luôn tự hào về điều đó.
Mọi người thường ra ngoài ăn uống với đồng nghiệp đến 1-2 giờ sáng và quay trở lại làm việc vào lúc 7h giờ sáng. Một khảo sát gần đây cho thấy trẻ em Hàn Quốc không bao giờ được nói chuyện với bố của chúng vào những ngày thường bởi vì họ thường về nhà quá muộn. Khi tôi đến gặp bác sỹ nhi khoa của Eva và đặt ra câu hỏi làm thế nào để cả gia đình tôi có thể thường xuyên ăn tối cùng với nhau. Câu hỏi của tôi đã khiến họ ngạc nhiên và tôi đã hỏi tại sao. Bác sỹ đã trả lời, ở Hàn Quốc các ông bố thường không về nhà đúng giờ để ăn bữa tối.
Dịch vụ sinh sản tuyệt vời
Ở Seoul, tại các bệnh viện phục vụ chủ yếu cho người Hàn Quốc, người chồng không được vào trong phòng sinh và tham gia vào quán trình vượt cạn cùng với vợ. Tỷ lệ sinh mổ cũng khá cao so với ở Mỹ. Vú em tôi chọn cho cô con gái lớn – Eva đang sống ở Mỹ trước đó đã có vài năm sinh sống và làm việc ở Seoul đã nói cho tôi biết trước khi tôi đến đây là nếu ở ở độ tuổi 35 hoặc hơn, phụ nữ Hàn Quốc thường chọn sinh mổ. Phụ nữ trên 35 tuổi ở đây không có nhiều lựa chọn trong việc sinh nở.
Chúng tôi đã chọn một trung tâm sinh thường phục vụ rất nhiều người phương Tây. Nhưng ở bệnh viện này vẫn còn khá nhiều phong tục sinh sản của Hàn Quốc. Ví dụ ngay khi chúng tôi đến chúng tôi đã nhìn thấy một cái kệ rộng kê sẵn để để giày dép cùng với những bộ độ rộng để mặc chờ sinh bởi vì tất cả mọi người đều phải cởi giày dép trước khi vào phòng.
Điều khiến tôi ngạc nhiên và chưa bao giờ thấy là các bệnh viện ở đây đều chăm sóc phụ nữ chuyển dạ cùng với chồng rất tốt. Ngay sau khi chúng tôi nhập viện chờ sinh, chúng tôi đã được phục vụ bữa trưa với thực đơn rất phong phú mặc dù lúc đó tôi đã mở đến 6 cm. Tôi đã ăn trưa cùng với món cheeseburger giữa các cơn co thắt ngày một mạnh. Họ thậm chí còn phục vụ tôi những món giúp tiêu hóa dễ dàng như cháo gà trước khi tôi sinh một giờ đồng hồ...
Chúng tôi cũng rất thích với dịch vụ chụp hình cho bé sau sinh ở các bệnh viện ở đây. Con gái mới sinh - Isabel của tôi đã được chụp hình với đầy đủ ánh sáng, kiểu dáng với đầy đủ các thiết bị hiện đại như trong studio.
Sau khi vượt cạn, người Hàn Quốc thường không sử dụng điều hòa hoặc quạt trong phòng của sản phụ. Vì thế tôi đã đổ rất nhiều mồ hôi trong đêm đầu tiên tôi ở bệnh viện lúc sinh. Theo truyền thống của người Hàn quan niệm việc để cơ thể quá lạnh sau sinh sẽ dẫn đến chứng SAAN-hoo-Poong (hậu sản) hoặc là bị đau nhức cơ thể, đau khớp.
Việc cho con bú
Người Hàn Quốc tin rằng món miyeokguk, canh rong biển, là thuốc trường sinh và có thể chữa tất cả mọi thứ bệnh sau khi sinh. Sắt, iốt và chất dinh dưỡng khác được cho là có thể giải độc, giúp tử cung co lại và giúp bạn có được nguồn sữa mẹ dồi dào. Món Miyeokguk luôn được phục vụ trong các bữa ăn của sản phụ sau sinh.
Tôi cũng học ăn những món này và ăn được canh rong biển. Mẹ tôi đã học nấu các món này cho tôi khi sang đây thăm chúng tôi và sau khi tôi vừa sinh xong ở viện về nhà bà cũng nấu cho tôi những món này. Tôi thích những món ăn này và nó thực sự hỗ trợ sữa mẹ rất tốt.
Một điều đặc biệt nữa là tôi không thấy phụ nữ Hàn Quốc cho con bú ở nơi công cộng. Phụ nữ ở đây có xu hướng bơm, vắt sữa ở nhà bỏ vào bình sữa và cho con bú ở nơi công cộng bằng bình.
Về việc chăm sóc trẻ
Đây là một quốc gia khá truyền thống trong việc chăm sóc trẻ. Ở hầu hết các gia đình, bố sẽ là người đi làm và mẹ sẽ là người ở nhà nội trợ. Các thành viên trong những gia đình đa thế hệ ở đây đều có vai trò trong việc chăm sóc trẻ - đây cũng là nét văn hóa mà tôi rất thích bởi vì gia đình tôi cũng có cách tiếp cận với con trẻ như vậy.
Các bà mẹ Hàn Quốc tôi biết đều sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ của mẹ đẻ, anh chị em, mẹ chồng hoặc bạn bè trong việc gánh vác trách nhiệm chăm sóc con cái.
Một khía cạnh khác khá rắc rối ở Hàn Quốc đó là việc làm mẹ đơn thân không được ủng hộ bởi vì những gia đình hạt nhân truyền thống ở đây được coi trọng. Vì thế phụ nữ độc thân thường cảm thấy áp lực và họ thường nhận con nuôi.
Dịch vụ phục vụ trẻ em
Seoul là thành phố tuyệt vời cho những đứa trẻ. Người dân ở đây đều rất yêu quý trẻ con. Con gái của tôi có thể hét lên "annyeonghaseyo" có nghĩa là xin chào trong tiếng Hàn Quốc đối với tất cả những người xa lạ và họ luôn cảm thấy vui vẻ vì điều đó. Ai cũng sẽ mỉm cười và đáp lại với con gái tôi mọi lúc mọi nơi. Mọi người còn cho con bé những chiếc kem ốc quế khi chúng tôi ra về.
Tại các cửa hàng tạp hóa và các trung tâm đều có khu vực vui chơi theo phong cách Chuck E. Cheese (khu vui chơi cho trẻ con ở Mỹ) – nơi bạn có thể thả con cho người giữ trẻ miễn phí ở đây để mua sắm. Thậm chí ở đây còn có cả 1 ngày lễ trẻ em quốc gia được tổ chức hàng năm vào tháng 5. Thời gian này trẻ sẽ không ai phải làm việc, đến trường và chỉ vui vẻ cùng với nhau.
Điều đáng yêu thích ở đây là những quán cà phê có không gian tuyệt vời dành cho trẻ con. Có quán cà phê Hello Kitty, một quán cà phê có không gian là rừng, một quán cà phê cừu.... Con gái của tôi rất thích đến những quán cà phê này. Những đứa trẻ cũng có thể khám phá khu vui vơi vận động, chơi đồ chơi, chơi đồ hàng, nghệ thuật hoặc thủ công ở đây. Ở đây cũng có những nhân viên chăm sóc trẻ và bạn hoàn toàn có thể ngồi làm việc hoặc nói chuyện thoải mái hoặc đi chơi với bạn bè.
Loạt bài những trải nghiệm làm cha mẹ ở khắp nơi trên thế giới qua lăng kính của những bà mẹ đến từ các đất nước khác nhau tiếp tục được đăng tải trên Mẹ&Bé. Những thông tin mới mẻ, có phần lạ lẫm và đầy thú vị qua những chia sẻ gần gũi và chân thật sẽ giúp các bà mẹ có một cái nhìn thực tế hơn về việc làm cha mẹ ở các nước trên thế giới. Nếu bạn cũng là một mẹ Việt đang sống ở nước ngoài và có những trải nghiệm làm mẹ của riêng mình, hãy chia sẻ với chúng tôi qua email mevabe@afamily.vn để cùng viết thêm những câu chuyện ý nghĩa về việc làm cha mẹ. Chân thành cảm ơn sự ủng hộ và chia sẻ của các bố mẹ! |