Những điều chỉ khi làm mẹ bạn mới thấu hiểu
Thức đêm chăm con, đang làm nhận được cuộc gọi về gấp, đi làm muộn hoặc nghỉ làm, quen với mùi bệnh viện... là những điều mà những ai làm mẹ rồi mới hiểu.
1. Chăm con ốm
Nếu bạn đang có con nhỏ trong độ tuổi đi mẫu giáo thì việc chăm bé ốm hầu như xảy ra thường xuyên. Thức đêm chăm con, đang làm nhận được cuộc gọi về gấp, đi làm muộn hoặc nghỉ làm, quen với mùi bệnh viện... là những điều mà những ai làm mẹ rồi mới hiểu.
Hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện là lý do khiến trẻ hay bị ốm. Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa, gọi là “hệ miễn dịch thụ động”. Trong quá trình lớn lên (từ khi trẻ biết ăn dặm) hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần.
2. Thiếu ngủ
Nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh thì việc thiếu ngủ là điều dễ gặp đối với các ông bố bà mẹ. Chưa quen với môi trường bên ngoài là nguyên nhân chính khiến bé hay quấy khóc đêm và kéo theo là mẹ và bố không thể có giấc ngủ đêm ngon lành. Chuyện dành cả đêm dỗ dành bé cho đến khi... 5h sáng bé mới ngủ trở là chuyện hầu hết xảy ra tại các gia đình. Trung bình, mỗi bà mẹ có con trong độ tuổi dưới 3 tháng thì thời gian ngủ chỉ là 5 tiếng/ ngày. Một lời khuyên là các bà mẹ đừng ngại ngần nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh để bản thân có thể tranh thủ nghỉ ngơi một lúc. Hãy nhớ, bạn có sức khỏe thì mới chăm bé được tốt nhất.
3. Không có sự riêng tư
"Từ ngày có con, tôi không có nổi 15 phút để thả mình trong bồn tắm và thư giãn mình trong đó. Tôi phải tranh thủ lúc bé ngủ để tắm, nhưng đôi khi mọi việc chưa xong xuôi thì bé đã thức giấc. Không những thế, có thêm 1 thành viên trong gia đình có thể nói là sẽ "xáo trộn" cuộc sống của vợ chồng trẻ. Thời gian riêng tư chỉ có 2 vợ chồng rất hiếm hoi.", một bà mẹ chia sẻ.
4. Luôn luôn mệt mỏi
"Nghe những người chưa làm cha mẹ cứ than vãn rằng mệt mỏi tôi chỉ muốn hét lên. Bạn chưa từng biết khi có con thì số lượng đầu công việc của bạn sẽ còn hơn rất nhiều so với trước đó. Bạn cứ xoay vần với hàng tá công việc: Đi chợ, cho con ăn, vệ sinh cho con, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, phơi phóng quần áo... Nếu bạn không có người giúp việc thì quả thật thời gian dành cho chính bản thân cũng là một điều xa xỉ. Ở nhà làm việc nhà, chăm sóc con còn mệt mỏi hơn rất nhiều so với việc đi làm ở chốn công sở".
5. Nhà cửa bừa bộn
Có trẻ nhỏ trong nhà thì hiếm khi nhà cửa gọn gàng ngăn nắp. Khi bé khóc quấy, không chịu ăn... thì mọi thứ trong nhà được "huy động" để dỗ dành bé và kết quả là một mớ ngổn ngang sau đó. Trừ khi bạn có người giúp việc, nếu không, việc dọn dẹp nhà với bạn sẽ diễn ra với tần suất dày đặc.
6. Lo lắng
Đó là tâm trạng chung của các ông bố bà mẹ, đặc biệt với nhà có trẻ sơ sinh. Trong quãng thời gian mang thai, bạn lo lắng về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, lo lắng phòng tránh những đợt cảm cúm, lo lắng về những chứng bệnh của sản phụ: tiền sản giật, tiểu đường... hay lo lắng về sự phát triển của thai nhi. Khi sinh bé, bạn lại lo lắng về việc ăn uống của bé: Bé ăn đủ no chưa? Việc tăng cân của bé có phù hợp không?...; về phát triển vận động của trẻ: Con mãi chưa biết lẫy, chưa biết bò, biết đi?... Bé lớn hơn thì lo tìm trường tốt cho con theo học hay lo sợ những vụ bắt cóc trẻ con. Khi con đến tuổi dậy thì, cha mẹ lại đau đầu với việc làm sao cho con nhận thức chuyện tình dục một cách đúng đắn...
Làm cha mẹ, bạn có muôn vàn điều để lo lắng cho con cái.
Nếu bạn đang có con nhỏ trong độ tuổi đi mẫu giáo thì việc chăm bé ốm hầu như xảy ra thường xuyên. Thức đêm chăm con, đang làm nhận được cuộc gọi về gấp, đi làm muộn hoặc nghỉ làm, quen với mùi bệnh viện... là những điều mà những ai làm mẹ rồi mới hiểu.
Hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện là lý do khiến trẻ hay bị ốm. Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa, gọi là “hệ miễn dịch thụ động”. Trong quá trình lớn lên (từ khi trẻ biết ăn dặm) hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần.
2. Thiếu ngủ
Nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh thì việc thiếu ngủ là điều dễ gặp đối với các ông bố bà mẹ. Chưa quen với môi trường bên ngoài là nguyên nhân chính khiến bé hay quấy khóc đêm và kéo theo là mẹ và bố không thể có giấc ngủ đêm ngon lành. Chuyện dành cả đêm dỗ dành bé cho đến khi... 5h sáng bé mới ngủ trở là chuyện hầu hết xảy ra tại các gia đình. Trung bình, mỗi bà mẹ có con trong độ tuổi dưới 3 tháng thì thời gian ngủ chỉ là 5 tiếng/ ngày. Một lời khuyên là các bà mẹ đừng ngại ngần nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh để bản thân có thể tranh thủ nghỉ ngơi một lúc. Hãy nhớ, bạn có sức khỏe thì mới chăm bé được tốt nhất.
3. Không có sự riêng tư
"Từ ngày có con, tôi không có nổi 15 phút để thả mình trong bồn tắm và thư giãn mình trong đó. Tôi phải tranh thủ lúc bé ngủ để tắm, nhưng đôi khi mọi việc chưa xong xuôi thì bé đã thức giấc. Không những thế, có thêm 1 thành viên trong gia đình có thể nói là sẽ "xáo trộn" cuộc sống của vợ chồng trẻ. Thời gian riêng tư chỉ có 2 vợ chồng rất hiếm hoi.", một bà mẹ chia sẻ.
4. Luôn luôn mệt mỏi
"Nghe những người chưa làm cha mẹ cứ than vãn rằng mệt mỏi tôi chỉ muốn hét lên. Bạn chưa từng biết khi có con thì số lượng đầu công việc của bạn sẽ còn hơn rất nhiều so với trước đó. Bạn cứ xoay vần với hàng tá công việc: Đi chợ, cho con ăn, vệ sinh cho con, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, phơi phóng quần áo... Nếu bạn không có người giúp việc thì quả thật thời gian dành cho chính bản thân cũng là một điều xa xỉ. Ở nhà làm việc nhà, chăm sóc con còn mệt mỏi hơn rất nhiều so với việc đi làm ở chốn công sở".
5. Nhà cửa bừa bộn
Có trẻ nhỏ trong nhà thì hiếm khi nhà cửa gọn gàng ngăn nắp. Khi bé khóc quấy, không chịu ăn... thì mọi thứ trong nhà được "huy động" để dỗ dành bé và kết quả là một mớ ngổn ngang sau đó. Trừ khi bạn có người giúp việc, nếu không, việc dọn dẹp nhà với bạn sẽ diễn ra với tần suất dày đặc.
6. Lo lắng
Đó là tâm trạng chung của các ông bố bà mẹ, đặc biệt với nhà có trẻ sơ sinh. Trong quãng thời gian mang thai, bạn lo lắng về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, lo lắng phòng tránh những đợt cảm cúm, lo lắng về những chứng bệnh của sản phụ: tiền sản giật, tiểu đường... hay lo lắng về sự phát triển của thai nhi. Khi sinh bé, bạn lại lo lắng về việc ăn uống của bé: Bé ăn đủ no chưa? Việc tăng cân của bé có phù hợp không?...; về phát triển vận động của trẻ: Con mãi chưa biết lẫy, chưa biết bò, biết đi?... Bé lớn hơn thì lo tìm trường tốt cho con theo học hay lo sợ những vụ bắt cóc trẻ con. Khi con đến tuổi dậy thì, cha mẹ lại đau đầu với việc làm sao cho con nhận thức chuyện tình dục một cách đúng đắn...
Làm cha mẹ, bạn có muôn vàn điều để lo lắng cho con cái.