Những biểu hiện của trẻ sơ sinh tưởng là bình thường nhưng lại cho thấy trẻ đang bất ổn
Đối với những người lần đầu tiên làm cha mẹ, việc "đọc vị" những biểu hiện của trẻ sơ sinh sẽ gặp không ít khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bố mẹ nhận biết một số tín hiệu bất ổn ở trẻ.
Khi sinh con ra, cha mẹ luôn ưu tiên để nuôi dưỡng con mình một cách tốt nhất. Với những người đã có kinh nghiệm, việc chăm sóc 1 em bé mới sinh sẽ dễ dàng hơn đôi chút. Nhưng với những người lần đầu sinh con, mọi thứ đều bỡ ngỡ như đặt bút viết vào trang giấy trắng. Dưới đây là những biểu hiện của trẻ sơ sinh tưởng rất bình thường nhưng lại ẩn chứa những "tín hiệu" khiến các cha mẹ phải bất ngờ.
1. Bú quá lâu
Trong vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cần được cho ăn uống thường xuyên. Thông thường, trẻ sơ sinh chỉ bú khoảng 15 phút mỗi lần, nếu như việc trẻ bú kéo dài lâu hơn, chứng tỏ lượng bé đang ăn là chưa đủ.
2. Cười cả ngày
Việc nhìn thấy trẻ mỉm cười có thể khiến cho cha mẹ vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu như trẻ liên tục mỉm cười thì lại là dấu hiệu cho thấy sự buồn ngủ. Theo như nghiên cứu của các chuyên gia thì trẻ sơ sinh thường mỉm cười khi buồn ngủ và cười trong khi ngủ. Vì vậy nếu như con bạn cười cả ngày, có thể trẻ đang nói với bạn rằng trẻ cần một giấc ngủ.
3. Khóc nhiều
Khóc là cách duy nhất để trẻ sơ sinh có thể giao tiếp với bạn. Thông thường, trẻ sẽ khóc khi đi vệ sinh hoặc đói. Trẻ cũng có thể sẽ khóc khi muốn bạn đặt trẻ xuống và trẻ cần một giấc ngủ. Nếu như bé nhà bạn khóc nhiều hơn bình thường, đó là một dấu hiệu trẻ muốn bạn chú ý. Theo các chuyên gia, nếu bé khóc suốt ba giờ mỗi ngày, ba ngày mỗi tuần và ba tuần mỗi tháng thì có nguy cơ trẻ bị đau bụng.
4. Nắm tay
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và thường có phản ứng nắm chặt tay mình. Hầu hết cha mẹ đều cho đó là bình thường, tuy nhiên, nếu như phản xạ nắm tay của trẻ không giảm dần sau ba tháng tuổi, bạn cần phải tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.
5. Tốn nhiều bỉm hơn
Thông thường trẻ sơ sinh tiêu tốn từ 2 đến 6 cái bỉm mỗi ngày, giảm dần đi khi trẻ lớn lên và bắt đầu ăn thức ăn rắn. Nếu như bạn nhận thấy rằng bé nhà mình đang dần ít tiêu tốn bỉm hơn bình thường thì bạn có thể chuyển đổi khẩu phần ăn cho trẻ.
6. Cuộn tròn cơ thể
Khi cơ thể mệt mỏi hoặc ngủ không thoải mái bạn thường cuộn tròn cơ thể mình lại. Khi ở trong bụng mẹ, trẻ cuộn tròn cơ thể do không đủ không gian, nếu như trẻ nhà bạn đột nhiên cuộn tròn cơ thể khi ngủ, điều này chứng tỏ trẻ đang cực kỳ khó chịu hoặc đau đớn.
7. Liếm không khí
Các giác quan của trẻ sơ sinh thì nhạy cảm hơn bình thường. Trẻ phản ứng với sự ấm áp khi được quấn trong chăn, lạnh khi tã ướt và mệt mỏi khi có âm nhạc ru ngủ. Phản xạ mút hay liếm của trẻ có thể cho thấy rằng trẻ đang đói và cố tìm kiếm thức ăn.
8. Chuyển động tự phát
Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh hệ thần kinh kém phát triển có thể gây ra các chuyển động tự phát của cơ thể. Tuy nhiên đây cũng có thể là cách trẻ khám phá cơ thể và sức mạnh của cơ.
9. Giảm cân
Thực tế là trẻ sơ sinh có xu hướng giảm cân trong tuần đầu tiên hoặc tuần thứ 2 sau khi sinh. Thông thường, với lượng thức ăn bình thường trẻ sẽ lấy lại cân nặng trong khoảng thời gian sau đó. Vậy nên, nếu như trẻ không có dấu hiệu lấy lại được cân nặng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra.
10. Đập hai tay với nhau
Trẻ sơ sinh có thể có các dấu hiệu căng thẳng như khóc lóc, nhăn nhó và quấy phá. Nếu như trẻ nhà bạn đang nắm chặt hai bàn tay và đập chúng lại với nhau, hãy nhớ rằng đó là cách để trẻ cố gắng giữ bình tĩnh hoặc giảm căng thẳng.
11. Giật mình với những người quen thuộc
Phải mất một khoảng thời gian dài để trẻ sơ sinh có thể ổn định thói quen và nhận ra những người thân yêu. Bà của trẻ có thể là người đến thăm trẻ hàng ngày nhưng đó không có nghĩa là trẻ sẽ cười khúc khích mỗi khi nhìn thấy bà. Sự thật là trẻ có thể mất đến vào tháng để có thể quen với vòng tay người khác như cách mà chúng làm quen với cha mẹ.
12. Ngủ quá nhiều
Bạn có thể tự hỏi rằng: Làm sao bé con nhà mình có thể ngủ nhiều đến thế? Các chuyên gia chia sẻ rằng, bình thường trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16-18 giờ mỗi ngày và sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào số giờ trẻ được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu như phát hiện trẻ chỉ thức dậy khoảng nửa giờ hoặc hơn thì đó là một dấu hiệu không ổn.
13. Mút tay
Mút tay là một trong những phản xạ phổ biến và có thể xuất hiện kể cả khi trẻ còn trong bụng mẹ. Việc mút tay có thể giúp cho trẻ bình tĩnh lại trong một số trường hợp, tuy nhiên, nếu như trẻ bắt đầu lớn hơn việc mút tay có thể ảnh hưởng đến các vấn đề nha khoa trong tương lai.
14. Rụng tóc
Rụng tóc là một trong những phản ứng rất bình thường ở trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên nếu phát hiện những mảng da đầu bị rụng tóc nổi phát ban hoặc vảy thì cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra.
15. Phản ứng với tiếng ồn
Phản ứng với tiếng ồn là một trong những bài kiểm tra dành cho trẻ sơ sinh sau khi được sinh ra. Mức độ nghiêm trọng và tần suất trẻ sơ sinh phản ứng với tiếng ồn có thể là một vấn đề nghiêm trọng khi mà khi sinh ra trẻ chưa thể học được cách lờ đi bạn một cách có ý thức.
Nguồn: Moms