Những bí mật bất ngờ giúp bố mẹ nuôi dạy con nhàn tênh

Minh Huyền,
Chia sẻ

Chỉ cần thay đổi một chút trong cách nuôi dạy con là bố mẹ sẽ thấy con mình trở nên ngoan ngoãn và hợp tác hơn rất nhiều.

1. Ngủ đủ giấc là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề

Một nghiên cứu năm 2013 khi khảo sát khoảng hơn 10.000 trẻ đã chứng minh rằng có một mối liên kết quan trọng và rõ ràng giữa vấn đề ngủ không đủ giấc và các vấn đề liên quan đến hành vi.

Giáo sư Yvonne Kelly của Khoa dịch tễ và sức khỏe cộng đồng ở Đại học Luân Đôn (UCL) cho biết: “Ngủ không đúng giờ kèm theo sự di chuyển liên tục sẽ gây ra bệnh lý đối với cơ thể và liên quan đến vấn đề điều chỉnh hành vi. Đây là vấn đề lớn đối với sức khỏe và hoạt động hàng ngày của trẻ".

Việc ngủ không đủ giấc cũng khiến trẻ dễ cáu bẳn, gắt gỏng và có những hành vi không đúng mực.

2. Tăng cường khen khi con có các hành vi đúng mực kèm theo giải thích vì sao khen con

Giáo sư Calam - giáo sư hàng đầu về chăm sóc trẻ nói rằng: “Nếu mà trẻ biết dọn đồ chơi, thay vì chỉ nói “Con gái mẹ ngoan quá!” hay “Giỏi quá”, hãy nói “Cám ơn con đã biết dọn dẹp đồ chơi! Thật là tuyệt vời khi con biết dọn dẹp đỡ mẹ!” hoặc là “Con có thấy mọi thứ thật là tuyệt khi con đã dọn dẹp không nào?”

Việc này sẽ khuyến khích trẻ có những hành vi đúng mực ở những lần tiếp theo hơn là chỉ khen chung chung.

Bí quyết để nuôi dạy những đứa trẻ ngoan
Ảnh minh họa.

3. Chú ý đến hành vi của bạn khi la mắng con cái

David Spellman, một nhà cố vấn trị liệu tâm lý đag làm việc với trẻ em ở Lancashire (Anh) từng chia sẻ trên tờ BuzzFeed News: “Cha mẹ nào cũng dễ nổi nóng. Nhưng dạy trẻ biết điều gì đúng điều gì sai không có nghĩa là la mắng. Tôi nghĩ chúng ta thường xem nhẹ ảnh hưởng của âm điệu khi nói. Mặc dù điều này cần rèn luyện thật nhiều, giọng của chúng ta phải thật kiên quyết và rõ ràng nhưng không được gào thét hay la mắng. Chúng ta cũng không được chỉ tay vào mặt trẻ. Sự nhân từ đi kèm với sự kiên quyết là điều rất quan trọng. Chẳng ích gì nếu ta quá kiên quyết trắng đen rõ ràng cả khi trẻ có thái độ chống đối, bởi vì, trẻ sẽ không nghe ta nói gì cả. Những gì bạn nói sẽ hoàn toàn “mất khôn” khi nói trong giận dữ với một âm vực không mấy dễ chịu. Và điều này thì chỉ làm cho trẻ càng chống đối mà thôi".

4. Sẽ có hiệu quả nếu bạn tặng thưởng cho những việc trẻ làm gần đúng

Chẳng ai là hoàn hảo cả, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bộ não và khả năng quyết định của bé vẫn đang phát triển cho đến tuổi dậy thì. Hơn nữa, trẻ sẽ mất nhiều thời gian học thói quen và hành vi tốt và không học theo thói xấu. Vì thế, giáo sư Spellman đã nói hãy kiên nhẫn: “Bạn có thể thưởng và khen ngợi trẻ khi chúng làm điều gì gần đúng. Bạn không thể đòi hỏi bé làm đúng ngay trong lần đầu tiên, vì thế, khi chúng làm gần đúng hay cố gắng khuyến khích con làm cho đúng, khích lệ con bằng việc tặng thưởng".

5. Đừng bắt đầu một cuộc đấu trí. Nếu bạn định đầu hàng, hãy đầu hàng ngay lập tức!

Theo giáo sư Calam, một khi đã biến thành cơn thịnh nộ, hoặc bạn sẽ không kiềm chế được hoặc bạn sẽ đưa cho trẻ cái mà chúng muốn trước khi cơn thịnh nộ bắt đầu. 

“Chúng ta ở trong tất cả các tình huống  khi mà trẻ cứ vòi vĩnh thứ gì đó mà cuối cùng cha mẹ lại phải đưa cho chúng. Sau đó, trẻ học được rằng nếu chúng làm ầm ĩ đủ lớn thì rốt cục cha mẹ sẽ phải đầu hàng. Cha mẹ phải rõ ràng: và nếu cha mẹ do dự đứa trẻ sẽ càng làm tới.”

Vì thế bố mẹ cũng cần nhất quán trong hành động của mình khi nuôi dạy con.

Bí quyết để nuôi dạy những đứa trẻ ngoan
Ảnh minh họa.

6. Lưu giữ nhật ký để thấu hiểu và theo dõi những hành vi chưa tốt của trẻ

Nếu bạn đang tìm cách tìm hiểu về những kích thích hành vi, môi trường khiến trẻ cư xử chưa đúng thì việc lưu giữ một cuốn nhật ký lưu lại hành trình này là điều cần thiết. Bà Calam khuyến khích: “Cha mẹ có thể bám sát những thay đổi của con khá dễ dàng với một cuốn nhật ký, ghi chú lại khi nào trẻ cư xử thực sự đáng khen và khi nào trẻ làm gì trẻ không thích. Sau đó bạn nên suy nghĩ về những điều đã khiến cho trẻ làm điều đó và hậu quả là gì? Bằng cách nhìn nhận như vậy bạn sẽ nhận ra vấn đề nằm ở đâu.”

7. Đừng cảm thấy bẽ mặt khi tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn cần

Nếu bạn lo lắng về các hành vi mà bạn nghĩ là nó khác thường, chẳng tiếc gì mà không xin ý kiến từ các chuyên gia. Đó chẳng phải vì về một bệnh lý gì. Họ có thể cung cấp các dịch vụ bạn cần. Hơn nữa, còn có những lớp học làm cha mẹ và các hội nhóm đưa ra lời khuyên giúp bạn vượt qua và tìm ra cách giải quyết cho vấn đề của mình.

Nhưng không phải chỉ những chuyên gia mới có thể giúp. Giáo sư Spellman còn cho hay, bạn bè, gia đình và cả các phụ huynh khác cũng có thể giúp đỡ bạn rất nhiều.

Ông chia sẻ: “Làm cha mẹ rất khó, vô cùng khó. Đây là điều bình thường. Nếu vợ hoặc chồng bạn hay một thành viên trong gia đình có thể cùng bạn chia sẻ là điều rất quan trọng. Bạn sẽ luôn có những người nói với bạn rằng “Điều mà bạn cần làm là X".

Bạn chỉ cần trò chuyện với những bậc phụ huynh khác, đặc biệt họ có con cái đồng trang lứa với bạn sẽ rất có ích. 

(Nguồn: Buzzfeed)
Chia sẻ