Nhiễm nấm ở trẻ nhỏ

,
Chia sẻ

Da, tóc và móng, tất cả đều có thể bị nhiễm nấm. Nấm da hay xuất hiện ở học sinh và thường gây nhiễm da đầu, da thân hoặc mặt. Các thiếu niên thường hay bị nấm kẽ chân, gây nhiễm da giữa các kẽ chân.

1. Nấm da

Trẻ có thể bị lây bệnh trực tiếp từ một người khác, một con vật hoặc bệnh từ đất; hoặc gây gián tiếp từ nón, lược, quần áo hoặc các đồ dùng trong nhà như thảm hay ghế.



Các triệu chứng:

Nấm da ở thân hay mặt gây nên:

- Các mảng vảy hình bầu dục hoặc tròn hơi cộm hoặc bờ hơi viêm.
- Ngứa.

Nấm da đầu gây nên:

- Bong vảy giống như bệnh gầu trầm trọng.
- Rụng tóc và tóc hay gãy nagy bên trên da đầu.
- Đôi khi xuất hiện một vùng viêm chứa đầy mủ (nấm tổ ong).
- Thường xuyên bị ngứa.

Nếu trẻ bị nấm da thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Điều trị

Nếu trẻ bị nhiễm nấm ở thân và mặt, bác sĩ sẽ cho bôi kem hoặc dung dịch chống nấm. Nếu vùng nhiễm ở thân và mặt lan rộng hoặc nếu da đầu bị nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm. Kháng sinh uống sẽ được chỉ định để trị bệnh nấm tổ ong. Để giúp đề phòng bệnh nấm da, giúp trẻ tránh xa người và thú vật bị nhiễm và khuyên trẻ không nên dùng chung các dụng cụ cá nhân như lược với các bạn bè ở trường.

2. Nấm kẽ chân

Bệnh này đặc biệt thường xảy ra vào các tháng hè, tập chung vào các thiếu niên thường mang giày thể thao. Nấm kẽ chân thường bị nhiễm tại các phòng thay quần áo, phòng tắm nơi công cộng, hồ bơi và vận động trường thể dục thẩm mỹ.

Triệu chứng

Các triệu chứng chính gồm:
- Da nứt và đau giữa các ngón chân, thường giữa các ngón chân thứ 4 và thứ 5.
- Thường xuyên bị ngứa.
- Đôi khi các móng dày, phai màu và dễ bị gãy nứt.

Điều trị

Nhiều loại phấn, kem và thuốc xịt có bán tại các hiệu thuốc dùng để chữa nấm kẽ chân. Nếu được chữa trị, bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 đén 2 tuần. Nếu bệnh vẫn kéo dài bị nhiễm trùng thì bạn nên hẹn để đưa cháu đến bác sĩ khám bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định thuỗc chống nấm. Nấm kẽ chân có thể tránh được nếu trẻ rửa kỹ và lau khô bàn chân sau khi rửa mang vớ (bít tất) sạch mỗi ngày. mang giày xang đan hở ngón chân hoặc đi chân không khi luyện tập cũng có thể tránh được bệnh.

Chữa trị

Bé phải rửa và lau khô bàn chân thật kĩ sau đó rắc phấn nấm kẽ chân (hoặc thoa kem hay xịt thuốc) vào giữa các ngón chân 2 lần mỗi ngày. Vớ và giày cũng phải được rắc phấn để loại trừ.

Theo Triệu chứng & Điều trị Bệnh Trẻ Em NXB Phụ Nữ

Chia sẻ