Nhật ký nuôi con thứ “vui như Tết” của mẹ Việt
Thực tế là, khi lớn lên, con đầu nào hầu như cũng có suy nghĩ “mình chắc được bố mẹ nhặt về, còn em mới là con ruột của bố mẹ”.
Ai cũng nghĩ, con đầu có nhiều lợi thế hơn, vì được chăm bẵm hơn, được chiều chuộng hơn, được quan tâm hơn… Nhưng thực tế là, khi lớn lên, con đầu nào hầu như cũng có suy nghĩ “mình chắc được bố mẹ nhặt về, còn em mới là con ruột của bố mẹ”. Câu chuyện, bắt đầu từ những lợi thế từ khi con là con thứ…
Con không còn thường xuyên phải làm chuột bạch
Nuôi con thứ đồng nghĩa với việc bố mẹ đã có 1 rổ kinh nghiệm từ con đầu. Dù không thể áp dụng 100% nhưng hẳn là bố mẹ đã vững dạ và biết điều tiết tốt hơn khi nuôi con thứ rồi.
Hồi anh Đậu được 6 tuần, mẹ bắt đầu có một cuốn sổ ghi là: Nhật ký huấn luyện của Binh Nhất Hà Đậu, trong đó có Tiểu đội trưởng là là Mẹ Ốc, Cố vấn viên là Bố Bốp. Có chiêu gì hay để “hành hạ” thằng bé là mẹ mang về áp dụng, mỗi một chiêu mới là 1 đợt huấn luyện. Có đợt thành công, có đợt thất bại, thực ra lúc đấy bố mẹ cứ thấy hay là áp dụng thôi, chứ chưa thực hiểu là nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường sống, tính cách của từng đứa trẻ và điều kiện của bố mẹ nữa.
Với Na thì có kinh nghiệm hơn, vừa làm, vừa thử, vừa lựa, dù cũng vẫn có cái thất bại, cái thành công, nhưng công cuộc huấn luyện gian nan của bố mẹ và quá trình làm chuột bạch của con cũng giảm đi đáng kể!
Là con thứ thì đồ chơi lúc nào cũng… sẵn
Cũ của anh là… mới của em, nên quan trọng gì đâu, miễn con có đồ chơi là được,nhỉ! Mặc dù đồ chơi của anh Đậu không có búp bê, ít có thú bông và nhiều ô tô tàu hỏa, nhưng nó có màu sắc, phát ra tiếng kêu và làm Na vui là được, phải không?
Không còn đồ đông lạnh và không phải lo mặn nhạt
Đậu 6 tháng, mẹ nói, không được ăn muối, bố đầu tiên mặc kệ, sau nghe tất cả mọi người xung quanh kêu: “Sao cho nó ăn nhạt nhẽo thế!!!” Bố mới lừ lừ bảo mẹ: “Đọc ở đâu mà cho ăn nhạt??? Sách vở tử tế hay mấy cái diễn đàn web trẻ ranh chém gió”. Mẹ nói: “Mời bố tự nghiên cứu, sau quay lại nói chuyện tiếp”. Sau nửa buổi hì hụi với bác Google và tài liệu ta tây, bố “tìm ra đại dương” và còn nghiêm khắc với việc Đậu BẮT BUỘC phải ăn nhạt trước 1 tuổi hơn cả mẹ!
Với Na, nấu cháo lão đồ ăn đông lạnh được 3 tuần thì mẹ… ngại, mời nàng ăn cơm,ăn bánh mì, nàng nhai rôm rốp, rau luộc ăn chung với cả nhà, canh được xơi ra trước khi cho gia vị (mà có nhỡ cho thì cũng… không sao), chả rây, chả xay, chả nghiền, chả đông lạnh nữa. Lại thêm cái lợi là không bị bà kêu, sao bắt nó ăn nhạt? Sao bắt nó ăn đông lạnh? Cả nhà vui như Tết!
Con thứ sẽ có không gian để phát triển cá tính của mình hơn
Lý do chính là do bố mẹ bận rộn với công việc, với anh lớn, không còn thời gian ôm ấp, định hướng, xếp đặt, huấn luyện, uốn ép con vào cái khuôn hoặc mẫu hình bố mẹ kỳ vọng nữa. Thế là nàng cứ tự nhiên lớn lên (tất nhiên, với sự hỗ trợ tuyệt đối của bà), một cách độc lập, và vui vẻ. Ví dụ, Na có thể ngồi chơi một mình cả tiếng khi bà cho anh Đậu đi chơi, bố đi học, còn mẹ chuẩn bị cơm tối trong bếp. Hồi xưa Đậu mà đặt chơi 1 mình 5 phút bản thân bố mẹ đã cảm thấy tội lỗi rồi.
Em Na xem anh làm xiếc nhé!
Có thêm một người để/ được yêu thương
Còn một cái lợi nữa của con thứ, mà chắc chắn là anh/chị cả không bao giờ có được, đấy là con sẽ có thêm một người anh/chị, để sẵn sàng che chở, yêu thương, bảo vệ con, ở bên cạnh, để cùng lớn lên!
Ví dụ như chiều hôm nọ, anh Đậu chơi thế nào làm Na ngã, cuống quý xông vào dùng mọi nỗ lực để đỡ em dậy, vỗ về cho em hết khóc. Rồi tối cách đây vài hôm, khi 2 anh em đi ngủ cùng giờ, mẹ mời Na vào cũi, mời Đậu lên giường, mẹ nằm một góc vui vẻ với Viber và FB, Na khóc lóc để chuẩn bị vào giấc ngủ. Như thường lệ, mẹ lờ đi, nhưng anh Đậu mò ra, thì thào với mẹ, bảo “em khóc kìa, mẹ đến giúp em đi”, làm mẹ phải lật đật mò dậy nhét ti giả, vỗ mông xoa đầu cho Na, đến lúc quay lại thì anh cũng đã ngủ khì khì.
Thực ra, rồi đến khi các con lớn lên, anh em sẽ “ai có kỷ phận nấy”, các con sẽ có những buồn phiền, vui vẻ, lo lắng, mệt mỏi, cáu kỉnh, hạnh phúc riêng mà không thể chia sẻ hết cùng nhau. Nhưng anh em, sẽ luôn là người mong cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn mà không mảy may đố kị, hờn giận, buồn phiền, ghen ghét, cũng là người sẽ không thấy sung sướng, hả hê, cười nhạo khi người còn lại gặp thất bại hay có những vấp ngã trong cuộc đời.
Bố mẹ chỉ mong các con lớn lên cùng nhau vui vẻ, cùng trải nghiệm để thực sự hiểu và yêu thương gia đình.
Con không còn thường xuyên phải làm chuột bạch
Nuôi con thứ đồng nghĩa với việc bố mẹ đã có 1 rổ kinh nghiệm từ con đầu. Dù không thể áp dụng 100% nhưng hẳn là bố mẹ đã vững dạ và biết điều tiết tốt hơn khi nuôi con thứ rồi.
Hồi anh Đậu được 6 tuần, mẹ bắt đầu có một cuốn sổ ghi là: Nhật ký huấn luyện của Binh Nhất Hà Đậu, trong đó có Tiểu đội trưởng là là Mẹ Ốc, Cố vấn viên là Bố Bốp. Có chiêu gì hay để “hành hạ” thằng bé là mẹ mang về áp dụng, mỗi một chiêu mới là 1 đợt huấn luyện. Có đợt thành công, có đợt thất bại, thực ra lúc đấy bố mẹ cứ thấy hay là áp dụng thôi, chứ chưa thực hiểu là nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường sống, tính cách của từng đứa trẻ và điều kiện của bố mẹ nữa.
Với Na thì có kinh nghiệm hơn, vừa làm, vừa thử, vừa lựa, dù cũng vẫn có cái thất bại, cái thành công, nhưng công cuộc huấn luyện gian nan của bố mẹ và quá trình làm chuột bạch của con cũng giảm đi đáng kể!
Trước giờ đi ngủ là lúc để 2 anh em chơi với nhau. Anh Đậu đang chơi ú òa với em.
Là con thứ thì đồ chơi lúc nào cũng… sẵn
Cũ của anh là… mới của em, nên quan trọng gì đâu, miễn con có đồ chơi là được,nhỉ! Mặc dù đồ chơi của anh Đậu không có búp bê, ít có thú bông và nhiều ô tô tàu hỏa, nhưng nó có màu sắc, phát ra tiếng kêu và làm Na vui là được, phải không?
Không còn đồ đông lạnh và không phải lo mặn nhạt
Đậu 6 tháng, mẹ nói, không được ăn muối, bố đầu tiên mặc kệ, sau nghe tất cả mọi người xung quanh kêu: “Sao cho nó ăn nhạt nhẽo thế!!!” Bố mới lừ lừ bảo mẹ: “Đọc ở đâu mà cho ăn nhạt??? Sách vở tử tế hay mấy cái diễn đàn web trẻ ranh chém gió”. Mẹ nói: “Mời bố tự nghiên cứu, sau quay lại nói chuyện tiếp”. Sau nửa buổi hì hụi với bác Google và tài liệu ta tây, bố “tìm ra đại dương” và còn nghiêm khắc với việc Đậu BẮT BUỘC phải ăn nhạt trước 1 tuổi hơn cả mẹ!
Với Na, nấu cháo lão đồ ăn đông lạnh được 3 tuần thì mẹ… ngại, mời nàng ăn cơm,ăn bánh mì, nàng nhai rôm rốp, rau luộc ăn chung với cả nhà, canh được xơi ra trước khi cho gia vị (mà có nhỡ cho thì cũng… không sao), chả rây, chả xay, chả nghiền, chả đông lạnh nữa. Lại thêm cái lợi là không bị bà kêu, sao bắt nó ăn nhạt? Sao bắt nó ăn đông lạnh? Cả nhà vui như Tết!
Con thứ sẽ có không gian để phát triển cá tính của mình hơn
Lý do chính là do bố mẹ bận rộn với công việc, với anh lớn, không còn thời gian ôm ấp, định hướng, xếp đặt, huấn luyện, uốn ép con vào cái khuôn hoặc mẫu hình bố mẹ kỳ vọng nữa. Thế là nàng cứ tự nhiên lớn lên (tất nhiên, với sự hỗ trợ tuyệt đối của bà), một cách độc lập, và vui vẻ. Ví dụ, Na có thể ngồi chơi một mình cả tiếng khi bà cho anh Đậu đi chơi, bố đi học, còn mẹ chuẩn bị cơm tối trong bếp. Hồi xưa Đậu mà đặt chơi 1 mình 5 phút bản thân bố mẹ đã cảm thấy tội lỗi rồi.
Em Na xem anh làm xiếc nhé!
Có thêm một người để/ được yêu thương
Còn một cái lợi nữa của con thứ, mà chắc chắn là anh/chị cả không bao giờ có được, đấy là con sẽ có thêm một người anh/chị, để sẵn sàng che chở, yêu thương, bảo vệ con, ở bên cạnh, để cùng lớn lên!
Ví dụ như chiều hôm nọ, anh Đậu chơi thế nào làm Na ngã, cuống quý xông vào dùng mọi nỗ lực để đỡ em dậy, vỗ về cho em hết khóc. Rồi tối cách đây vài hôm, khi 2 anh em đi ngủ cùng giờ, mẹ mời Na vào cũi, mời Đậu lên giường, mẹ nằm một góc vui vẻ với Viber và FB, Na khóc lóc để chuẩn bị vào giấc ngủ. Như thường lệ, mẹ lờ đi, nhưng anh Đậu mò ra, thì thào với mẹ, bảo “em khóc kìa, mẹ đến giúp em đi”, làm mẹ phải lật đật mò dậy nhét ti giả, vỗ mông xoa đầu cho Na, đến lúc quay lại thì anh cũng đã ngủ khì khì.
Thực ra, rồi đến khi các con lớn lên, anh em sẽ “ai có kỷ phận nấy”, các con sẽ có những buồn phiền, vui vẻ, lo lắng, mệt mỏi, cáu kỉnh, hạnh phúc riêng mà không thể chia sẻ hết cùng nhau. Nhưng anh em, sẽ luôn là người mong cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn mà không mảy may đố kị, hờn giận, buồn phiền, ghen ghét, cũng là người sẽ không thấy sung sướng, hả hê, cười nhạo khi người còn lại gặp thất bại hay có những vấp ngã trong cuộc đời.
Bố mẹ chỉ mong các con lớn lên cùng nhau vui vẻ, cùng trải nghiệm để thực sự hiểu và yêu thương gia đình.