Nguy cơ mắc 1 bệnh đe dọa mạng sống cao gấp đôi nếu bạn để con rơi vào tình trạng này

Thu Phương,
Chia sẻ

Một nghiên cứu công bố 35% số trẻ bị béo phì có biểu hiện mắc gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có thể nguy hiểm tính mạng nếu không có biện pháp phòng ngừa, chữa trị kịp thời.

Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) – Căn bệnh thầm lặng tấn công trẻ ít ai ngờ

Gan nhiễm mỡ có lẽ là căn bệnh không còn mấy xa lạ trong cuộc sống hiện đại bởi sự thay đổi khá nhiều trong thói quen sinh hoạt và ăn uống của người dân, trong đó điển hình là việc uống quá nhiều rượu, bia trong thời gian dài, chế độ ăn nhiều dầu mỡ…

Trong khi việc uống quá nhiều rượu bia có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, thì trong nhiều trường hợp chất cồn lại không đóng vai trò gì trong việc gây ra bệnh về gan.

Nhiều tình trạng bị gan nhiễm mỡ lại rơi vào các hạng mục bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu – non-alcoholic liver disease (NAFLD).

Gan nhiễm mỡ không do rượu xảy ra khi chất béo tích tụ trong gan, thường được thấy ở những người thừa cân hoặc béo phì .

Nguy cơ mắc 1 bệnh đe dọa mạng sống cao gấp đôi nếu bạn để con rơi vào tình trạng này - Ảnh 1.

Gan nhiễm mỡ không do rượu cũng có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả xơ gan tương tự như tác hại do rượu gây ra với gan.

Theo số liệu thống kê, 25% người trưởng thành và 10% trẻ em phát hiện mắc NAFLD tại Mỹ.

Và có đến 35% số trẻ em bị béo phì có biểu hiện mắc gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Điều đáng nói hơn, với trẻ 8 tuổi nếu bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu cao gấp đôi so với trẻ không béo phì cũng ở độ tuổi này và có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Trẻ càng béo phì càng có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

Hiện nay, Mỹ là 1 trong những nước có tỉ lệ trẻ béo phì cao trên thế giới. Hơn 1/3 trẻ em và thanh thiếu niên bị thừa cân hoặc béo phì, và tỷ lệ trẻ béo phì đã tăng gấp 3 lần kể từ những năm 1970.

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, năm 2016 ghi nhận có 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì trên toàn thế giới.

Bệnh béo phì ở trẻ em hiện nay đang là mối lo ngại sức khỏe hàng đầu của các bậc cha mẹ không chỉ tại Mỹ mà trên khắp thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển cùng với chế độ ăn ít rau, nhiều mỡ, trẻ ít vận động.

Nguy cơ mắc 1 bệnh đe dọa mạng sống cao gấp đôi nếu bạn để con rơi vào tình trạng này - Ảnh 2.

Chế độ ăn ít rau, nhiều mỡ, thói quen ít vận động khiến trẻ ngày càng lún sâu vào bệnh béo phì, thừa cân.

Một nghiên cứu của Đại học Duke (Mỹ) cũng mới công bố hồi tháng 2 vừa qua cũng đưa ra con số giật mình với khoảng 14% trẻ em Mỹ, đặc biệt trong độ tuổi từ 2-5 tuổi đang bị béo phì.

Còn đại học Columbia (Mỹ) mới công bố kết quả nghiên cứu đáng lo ngại, trong đó hơn 1/3 số trẻ 8 tuổi bị béo phì có dấu hiệu mắc bệnh gan có thể đe dọa tới tính mạng.

Kết quả đo men gan thì có khoảng 35% trẻ 8 tuổi bị béo phì có chỉ men gan ALT tăng cao so với 20% trẻ có cân nặng bình thường ở cùng độ tuổi.

Còn trẻ 3 tuổi có vòng eo càng lớn sẽ càng có nguy cơ cao với các dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tăng gấp đôi so với trẻ khỏe mạnh, không bị béo phì.

Bác sĩ Woo Baidal, tác giả một nghiên cứu khác và là trợ lý Giáo sư Nhi khoa cho biết một số bác sĩ lâm sàng về gan có quan điểm nên bắt đầu theo dõi bệnh gan với trẻ từ 10 tuổi, nhưng những phát hiện mới gần đây cho thấy cần phải can thiệp ở độ tuổi sớm hơn.

Bà Jennifer Woo Baidal, phụ trách khoa quản lý cân nặng trẻ em tại bệnh viện Nhi Morgan Stanley Children's Hospital (Mỹ) cho biết: "Với sự gia tăng đáng báo động số trẻ mắc bệnh béo phì, chúng ta đang phải chứng kiến ngày càng có nhiều trẻ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Nhiều bậc cha mẹ biết rằng bệnh béo phì có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2 và các chứng bệnh khác nhưng lại ít người nhận thức được rằng béo phì, thậm chí ở trẻ nhỏ, cũng có thể dẫn đến bệnh gan nghiêm trọng".

Nguy cơ mắc 1 bệnh đe dọa mạng sống cao gấp đôi nếu bạn để con rơi vào tình trạng này - Ảnh 3.

Cha mẹ cần nâng cao nhận thức và có biện pháp để ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ.

Đặc biệt là căn bệnh này diễn biến thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng cho đến giai đoạn bệnh cao trào, lúc này gan đã bị tổn thương nghiêm trọng, có thế dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

Nguyên nhân ung thư hàng đầu: Béo phì sắp soán ngôi hút thuốc

Theo các chuyên gia, bệnh NAFLD giống như một 'kẻ giết thầm lặng" đối với thế hệ trẻ em – nhóm đối tượng có nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe mà trước đây chưa từng gặp cho đến tuổi trưởng thành.

Bác sĩ Woo Baidal nhấn mạnh: "Hiện nay, cách tốt nhất để trẻ em và người lớn chống lại bệnh béo phì đó chính là phải giảm cân, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe."

*Theo Dailymail/WHO

Chia sẻ