Nắng nóng - trẻ bị viêm họng tăng lên gấp đôi
Các bà mẹ cần lưu ý hạn chế trẻ ăn kem, đá, nước lạnh và sử dụng quạt, điều hòa hợp lý để phòng tránh viêm họng cho bé trong những ngày nắng nóng này.
Để phòng tránh chứng bệnh này cho bé bạn cần được trang bị những kiến thức cơ bản sau.
Triệu chứng
- Có cảm giác đau khi nuốt
- Có thể kèm theo triệu chứng sốt
- Sưng amiđan
- Khi ngủ thường mở miệng
- Quấy, khóc, không chịu ăn uống
Một số nguyên nhân có thể gây nên chứng viêm họng phải kể đến như do khói thuốc lá, do bụi bẩn, do môi trường sống của bé không trong sạch, do bị dị ứng mãn tính, hay do nhiêt độ phòng ngủ của bé không thích hợp.
Khi nào nên đưa bé tới gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng sức khỏe của bé không có dấu hiệu tốt lên, bạn có thể đưa bé tới gặp bác sĩ. Trong trường hợp bé dưỡi 3 tháng tuổi và bị sốt có thân nhiệt trên 38 độ C thì nên nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ.
Bạn cũng không nên cố kiểm tra cổ họng cho bé bằng cách ép bé ăn hoặc uống. Việc này càng khiến bé khó thở hơn.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa chứng việm họng cho trẻ vào ngày hè bạn không nên để bé uống nước quá lạnh, hay ăn nhiều kem, đá.
Thường xuyên nhắc nhở trẻ hãy rửa tay thường xuyên để loại trừ vi khuẩn gây hại. Việc rửa tay càng cần thiết và quan trọng hơn với bé sau khi bé đi vệ sinh về.
Hãy chắc chắn rằng môi trường sống của bé không có khói thuốc lá và hợp vệ sinh.
- Bạn không nên đặt bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng của bé nên được duy trì ở mức 24-26ºC.
- Khi không sử dụng điều hòa, bạn nên mở phòng của bé cho thoáng khí. Bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh điều hòa để tránh nhiễm bẩn.
Sử dụng quạt hợp lý: Tương tự như điều hòa, bạn không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của bé. Bạn có thể bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của bé khi bé ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến bé ngủ ngon.
Chăm sóc trẻ khi bị viêm họng
Trong thời gian bé bị viêm họng bạn nên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ ăn, có thể cho bé ăn những loại canh bổ dưỡng.
Bên cạnh đó bạn có thể cho bé uống thêm các loại nước trái cây, đây cũng là một trong những cách bổ sung vitamin hữu hiệu, giúp bé nhanh chóng bình phục.
Chỉ nên cho bé uống thuốc giảm đâu Acetaminophen hoặc Ibuprofen khi được sự đồng ý và có chỉ dẫn của bác sĩ.
Hãy dành cho bé thời gian nghỉ ngời, phòng ngủ thoáng khí và có đủ độ ẩm cần thiết.
Để làm dịu cảm giác đau họng cho bé bạn có thể thực hiện theo những cách đơn giản sau:
- Cho bé súc miệng bằng nước muối:Pha một muỗng cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm. Hướng dẫn bé ngậm một ngụm vào miệng rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng.
- Tắm nước nóng cho bé: Như bạn đã biết chứng đau cổ họng có thể bắt nguồn từ một đêm ngủ há miệng (thường do ngạt mũi), để cho không khí ra vào nhiều. Nếu không khí này khô, sáng đó bé sẽ bị đau cổ họng.
Có thể được xoa dịu bằng cách cho bé hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng, hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và bảo bé há miệng ra hít hơi ẩm bay lên từ chậu nước.
Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm cách mỗi giờ cho đến khi cổ họng bớt đau.