Muốn dạy con tự tin, cha mẹ đừng khen "con giỏi quá"
Tự tin là một đức tính rất cần thiết đối với trẻ em ngày nay, nó thậm chí còn quyết định sự thành bại của một người trong tương lai.
Cha mẹ nào cũng mong con mình tự tin, không rụt rè trước người khác, bình tĩnh khi gặp vấn đề.
Albert Einstein từng nói: "Tự tin là bước đầu tiên dẫn đến thành công".
Trên thực tế, có nhiều đứa trẻ học giỏi nhưng khi đứng trước lớp lại không thể diễn đạt trôi chảy, lo lắng mình mắc lỗi sẽ trở thành trò cười cho mọi người. Một số đứa trẻ khi cô giáo gọi tên, chưa kịp đứng dậy mặt đã đỏ bừng.
Những biểu hiện này cho thấy trẻ thiếu tự tin, luôn mặc định bản thân là "tôi không thể". Do đó, để trẻ trở nên tự tin, điều quan trọng là xóa bỏ tâm lý tiêu cực này, nuôi dưỡng lòng dũng cảm "tôi có thể".
Tại sao trẻ không tự tin?
Nguyên nhân của việc trẻ thiếu tự tin có phần liên quan tới cách giáo dục hằng ngày của cha mẹ. Chúng ta đều biết rằng, khen ngợi là một trong những cách tốt nhất để nâng cao sự tự tin của trẻ. Cha mẹ thường khen những câu như "con thật tuyệt vời", "con giỏi quá", "con là thiên tài"..
Có câu nói: "Nếu không tìm đúng phương pháp, dù có bỏ ra bao nhiêu công sức cũng vô ích".
Trên thực tế, hầu hết những cách cha mẹ khen đều sáo rỗng và chung chung. Trong một khoảng thời gian ngắn, đứa trẻ có cảm giác hài lòng và đạt thành tựu, nhưng chúng lại không hiểu rõ tại sao mình được khen như vậy.
Cách khen con đúng là khen những nỗ lực và công sức trẻ bỏ ra, càng khen cụ thể những gì trẻ làm thì càng tốt.
Ví dụ: Khi trẻ chơi bóng rổ, người mẹ quan sát bên cạnh, nếu trẻ ném bóng lọt vào rổ, hãy khen là "mẹ thấy con ném giỏi đấy, đứng từ xa mà vẫn ném trúng".
Bằng cách này, trẻ cảm thấy rằng mình đã rất cố gắng để ném bóng vào rổ, nhờ đó trẻ thêm tự tin và quyết tâm chơi bóng rổ tốt hơn.
Ngoài ra, trong quá trình giúp trẻ hình thành sự tự tin, cha mẹ tránh uốn nắn quá mức, không để trẻ tự phụ.
Khi rèn sự tự tin cho trẻ cần chú ý gì?
- Giúp trẻ nhìn nhận một cách khách quan khả năng của bản thân
Có câu nói: "Đừng lấy ưu điểm của mình để vạch trần khuyết điểm của người khác. Đừng vì sự vụng về của mình mà quên đi khả năng của người khác". Câu này có nghĩa là đừng lợi dụng ưu điểm của mình để chê bai khuyết điểm của người khác, và đừng vì khuyết điểm của mình mà quên đi ưu điểm của người khác.
Khi giáo dục con cái, cha mẹ cần tránh sự so sánh, đó là một điều tối kỵ. Mỗi lần so sánh với con cái với người khác, cha mẹ vô tình làm suy giảm sự tự tin và hình thành tâm lý tiêu cực cho trẻ.
Ngược lại, nếu cha mẹ có thể để con cái nhìn nhận một cách khách quan về năng lực và trình độ của mình, có lẽ tình hình sẽ khác. Khi trẻ làm bài thi không tốt, cha mẹ có thể nói với con: "Không sao đâu, điểm của con đã tiến bộ hơn trước rồi. Chúng ta cùng nhau tìm ra nguyên nhân nhé".
Khi trẻ nghịch ngợm, hãy nói với trẻ: "Con có thể kiên nhẫn chờ mẹ không? Sau khi mẹ làm xong việc, chúng ta cùng nhau chạy đua trong công viên, được không?".
- Giúp con đặt ra các mục tiêu vừa sức và cụ thể
Một kế hoạch hợp lý và thiết thực là rất cần thiết cho trẻ. Bằng cách này, không chỉ thời gian có thể được tận dụng triệt để mà sau khi đứa trẻ hoàn thành mỗi mục tiêu sẽ có được cảm giác hạnh phúc và đạt được thành tựu. Theo thời gian, sự tự tin bên trong của đứa trẻ sẽ được kích thích một cách tinh tế.
Mục tiêu phải được xây dựng càng chi tiết càng cụ thể càng tốt. Bằng cách này. Trẻ có thể nhìn thấy từng bước trưởng thành của bản thân và sự tự tin sẽ tự nhiên được cải thiện.
Nâng cao sự tự tin cho trẻ là điều quan trọng nhưng đó là một quá trình lâu dài, không có phương pháp giáo dục nào có thể đạt được trong một sớm một chiều. Cha mẹ cần làm là sử dụng các phương pháp khoa học, kiên nhẫn dạy con mỗi ngày.