Muốn con thành đạt, đừng bỏ qua 6 nguyên tắc "ngược đời" của cha mẹ thông minh
Một đứa trẻ khôn ngoan luôn có những lợi thế, nhưng một học sinh đạt thành tích học xuất sắc chưa chắc đã thành công trong cuộc sống. Cha mẹ thông minh hiểu rõ điều đó và họ không bao giờ coi tài năng hay chỉ số IQ của con là tất cả.
Ngày nay có nhiều quan niệm chính xác hơn về trí thông minh. Sử dụng các bài kiểm tra IQ từ lâu đã được coi như một phương pháp để đo trí thông minh trong học tập và số điểm trên 100 được xem là đáng tự hào. Nhưng nhiều nghiên cứu đang nhanh chóng cho thấy khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân và mọi người (EQ) mới đa dạng và quan trọng.
Cách cha mẹ tương tác với trẻ có ảnh hưởng rất lớn để một đứa trẻ phát triển về trí tuệ, sự khôn ngoan, lanh lợi một cách toàn diện. Tạo cho trẻ một “cuộc sống thông minh" và chuẩn bị hành trang cho trẻ trước khi bước con đường của riêng mình là một trong những thành công lớn mà cha mẹ có khả năng làm.
Mấu chốt quan trọng ở đây là cha mẹ nên tập trung vào quá trình hơn là vào trí thông minh và tài năng mà trẻ có. Nói cách khác, những phụ huynh thông minh luôn lưu tâm đến chặng đường trẻ đi, chú trọng vào những khó khăn, thử thách, thất bại mà trẻ đã vượt qua để đạt được thành quả hơn là lời khen ngợi khi trẻ đã hoàn thành một cái gì đó. Điều này khuyến khích tư duy phát triển hơn là tư duy cố định và sẽ giúp con bạn hiểu tầm quan trọng của các nỗ lực mà trẻ đã bỏ ra hơn là mục tiêu cuối cùng.
Bác sĩ tâm thần Joe Brewster tin rằng một đứa trẻ cần được khuyến khích coi học tập là quá trình phấn đấu tốt lên chứ không phải dựa vào tư duy cố định mà mục đích là giấy khen, phần thưởng.
Dưới đây là một vài cách mà cha mẹ thông minh đã áp dụng khi nuôi dạy con:
1. Hạn chế tối đa những quy tắc trong gia đình
Hãy suy nghĩ trước khi bạn đặt ra các quy tắc: cho những tình huống nào và nó có thực sự cần thiết không? Một số nghiên cứu cho thấy số lượng quy tắc trong gia đình ảnh hưởng đến sự sáng tạo của trẻ và gia đình nào có khoảng sáu quy tắc trở lên thì thường có con đạt thành tích học trung bình ở trường.
Đừng trói buộc trẻ trong những quy tắc gia đình (Ảnh minh họa).
Những nghiên cứu sâu hơn thì nhận ra các kiến trúc sư giỏi nhất ở Mỹ được cha mẹ khuyến kích tự phát triển các quy tắc đạo đức riêng mà không cần bất kỳ quy tắc nào của gia đình được áp dụng. Vậy hãy để trẻ có thể tự nhận thức đúng và sai từ các nguồn khác ngoài cha mẹ. Điều này giúp con phát triển tính sáng tạo hơn và thông minh hơn.
Thực thi quá nhiều quy tắc sẽ kiềm chế sự sáng tạo và trí thông minh của trẻ. Tất nhiên, trẻ em thì cần có những quy tắc quan trọng nhưng bạn nên hạn chế số lượng để đem lại lợi ích phát triển trí tuệ lâu dài cho con.
2. Cho phép trẻ có quyền buồn chán
Chán nản thường được xem là một điều tiêu cực, sau khi cảm giác đó qua đi, bạn có chắc chắn sẽ khuyến khích con sáng tạo và tạo mọi cơ hội cho con không? Vâng, chán nản không phải chỉ là tồi tệ - nó thực sự giúp trẻ kích thích khả năng suy nghĩ. Giữ yên lặng là thời khắc để thêm vào một góc nhìn mới và cung cấp cho trẻ thời gian suy nghĩ và tạo ra các hoạt động. Đừng lúc nào cũng cảm thấy như bạn phải tìm một việc gì đó cho trẻ làm mỗi khi chúng buồn chán. Bố mẹ không cần làm gì cả. Vì chán nản là thời gian cho bộ não của trẻ nghỉ ngơi sau đó trở nên sáng tạo hơn.
3. Muốn dạy con điều gì, để con chứng kiến bố mẹ làm việc đó
Trẻ em luôn để ý tất cả mọi thứ dù nhỏ nhất, đặc biệt là hành động của cha mẹ.
Học từ hành vi của người lớn là một trong những cách quan trọng để trẻ tích góp những thói quen và làm nên thế giới tinh thần. Nếu con của bạn nhìn bạn thường xuyên đọc sách, viết nhật ký, hoặc bất cứ điều gì sáng tạo, trẻ sẽ làm theo, bắt chước bạn và trở nên thông minh hơn trong quá trình này.
Hãy luôn làm gương cho con trong mọi hoạt động (Ảnh minh họa).
Điều này cũng là lý do để trẻ chịu lắng nghe bạn nói về những khó khăn mà bạn phải trải qua trong suốt quá trình đạt đến thành công. Đừng nói về kết quả của bạn hoặc của trẻ, vì nó sẽ dẫn đến tư duy cố định và tư duy cố định sẽ tạo nên một con người mong manh và phòng thủ lâu dài. Thay vào đó, bạn hãy nhấn mạnh, tập trung lời khen vào quá trình nỗ lực vượt qua khó khăn.
4. Khuyến khích trẻ chấp nhận rủi ro và thất bại
Mặc dù chúng ta có một xu hướng tự nhiên để bảo vệ con khỏi cảm giác khó chịu, nhưng chấp nhận cho con nếm trải thử thách rủi ro và thất bại sẽ dạy trẻ những kỹ năng cơ bản của cuộc đời từ rất sớm. Nếu không trải qua thất bại sớm, một đứa trẻ có thể phát triển lòng tự trọng thấp và dễ chán nản trong việc sáng tạo và học tập. Sợ hãi có lẽ là số một trong những cảm xúc có thể ngăn chặn chúng khỏi những hành động đáng khâm phục. Nếu chúng ta khuyến khích trẻ trải nghiệm sự thất bại khi còn nhỏ, thì nỗi sợ hãi trong trẻ sẽ giảm bớt.
Khuyến khích con mạo hiểm, chấp nhận thất bại (Ảnh minh họa).
Dạy một đứa trẻ rằng thất bại không phải là một điều gì đó đáng xấu hổ là một kỹ năng sống tuyệt vời, cho phép trẻ đưa ra quyết định độc lập và học hỏi từ những thăng trầm của cuộc sống.
5. Dù là thời đại của văn hóa nghe nhìn vẫn coi đọc sách và âm nhạc là một phần cuộc sống của trẻ
Đọc sách có thể là một trong những phương pháp kích thích trí thông minh vượt trội của con bạn, nó không chỉ giúp trẻ ham đọc, mà nó còn phát triển sự “thèm khát” kiến thức của con. Nó cho phép bộ não của trẻ xử lý các tình huống, tạo ra viễn cảnh và trí tưởng tượng bay xa có thể mang đến lợi ích cho tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của trẻ.
Âm nhạc có thể tạo ra rất nhiều tác dụng tuyệt vời trên não của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã nhận ra rằng một đứa trẻ nghe nhạc không chỉ tăng khả năng chú ý, động lực học tập và trí nhớ mà còn làm giảm căng thẳng. Vì căng thẳng không tốt cho não của trẻ, nhất là trong giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó cho trẻ học một nhạc cụ cũng rất tốt cho não, trẻ sẽ sống lành mạnh, vui vẻ và thông minh hơn.
6. Luôn tạo cho con nhiều góc nhìn nhận khác nhau về cùng một sự việc
Cách thức mà bạn phản ứng với con thông qua các tình huống khác nhau chủ yếu là để xác định trẻ sẽ rút ra bài học kinh nghiệm gì. Ví dụ, nếu bạn phản ứng một cách thờ ơ và lạnh nhạt thì dễ làm con chán nản khi con muốn thử sức với một điều mới mẻ. Điều này làm cho con trở nên thận trọng hơn, do đó sẽ hạn chế kinh nghiệm tích lũy của riêng trẻ.
Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ bằng những câu hỏi mở, tạo ra không gian cho trẻ phải suy nghĩ về những hành động và nhận thức với những người xung quanh. Nếu trẻ đang cư xử không đứng đắn, hãy cố gắng để thay đổi quan điểm, góc nhìn của trẻ bằng cách yêu cầu con suy nghĩ về các hành vi của mình ảnh hưởng đến mọi người xung quanh như thế nào.
Một đứa trẻ thông minh là người có khả năng nhìn sự việc dưới nhiều góc độ khác nhau và phát triển ý nghĩa về nhận thức.
Nguồn: Tổng hợp