Mối liên hệ bí ẩn giữa các cặp song sinh
Sự giống nhau về tính cách và diễn biến tâm lý ở các cặp song sinh từng được cho là do môi trường sống, nhưng không hẳn vậy. Có những cặp bị tách nhau từ nhỏ nhưng vẫn rất giống nhau.
Các cặp song sinh luôn có những mối liên hệ bí ẩn. Tình cảm của họ gắn bó vô cùng sâu đậm mà không mối quan hệ nào giữa hai cá thể có thể so sánh. Sợi dây liên kết giữa họ có thể mạnh mẽ hơn cả tình cảm vợ chồng, mẹ con hay cha con. Mối liên hệ này đã gây nhiều thắc mắc cho cả các nhà di truyền học và thần kinh học.
Tuy hai mà một
Những cặp sinh đôi cùng trứng được coi là hai phiên bản trung thành của cùng một sinh linh, là tác phẩm nhân bản của tự nhiên. Các nhà khoa học thuộc Đại học bang Minnesota (Mỹ), nơi đã nhiều năm tiến hành công trình nghiên cứu mang tên “Tìm kiếm các trường hợp sinh đôi cùng trứng sống cách biệt”, đã kết luận như vậy sau khi nghiên cứu hàng nghìn cặp song sinh bị chia cắt môi trường sống ngay khi chào đời.
Jim Lewis và Jim Springer, một trong các cặp sinh đôi được nghiên cứu, đã xa cách nhau 39 năm kể từ khi lọt lòng mẹ. Cả hai đều được nhận làm con nuôi trong hai gia đình khác nhau. Về lần gặp lại đầu tiên, Jim Lewis kể: “Jim xuất hiện, tôi có cảm giác như mình đang đứng trước gương. So sánh các bộ phận cơ thể, thấy nốt ruồi y hệt nhau trong hốc nách tay trái, trên đùi cũng thế. Chúng tôi đối chiếu bàn chân, bàn tay: Y hệt. Những móng tay cũng vậy. Thậm chí đến tiếng thét vì ngạc nhiên cũng giống hệt nhau, cùng vang lên một lúc! Không có gì bàn cãi, chúng tôi là một cá thể”.
Những người song sinh cũng thường bị bệnh tật giống nhau, chẳng hạn người này đau đầu thì người kia cũng thế. Thật ra trong thực tế, bệnh tật của những người song sinh rất phức tạp và càng phức tạp nếu là những người sinh ba, sinh bốn trở lên.
Theo các nhà sư phạm Canada, tại trường đại học, các đôi song sinh (dù ở cấp đại học) luôn cùng có diễn biến tâm lý rất phức tạp. Một số người cho rằng đó chẳng qua chỉ là tác động của môi trường, nhưng quan điểm này nhanh chóng bị xóa bỏ. Có những cặp khi còn nhỏ nhân cách hết sức bình thường nhưng đến một giai đoạn nào đó bỗng nhiên cùng chuyển theo chiều hướng xấu như hung hăng, giết người, thâm độc, ù lì, phá hoại.
Khoảng 60 cặp song sinh ở Anh và Pháp (từ 1997 đến 1999) bỗng nhiên bị tâm thần phân liệt, mất khả năng ngôn ngữ và rối loạn tâm thần cảm giác. Trong 90% các trường hợp, hiện tượng này diễn ra khi họ 20 tuổi. Tại sao lại là 20 tuổi mà không phải là sớm hay muộn hơn? Tại sao 86% trong số họ đều có những bà mẹ mắc chứng lãnh cảm hoặc ghê sợ tình dục? Đó là những câu hỏi hóc búa cho đến nay vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.
Thế kỷ của các cặp song sinh
Giới khoa học di truyền cho rằng, về mặt nghiên cứu di truyền, thế kỷ 21 là thế kỷ của những cặp song sinh, bởi họ đang được coi như những phòng thí nghiệm sống, tạo ra cơ hội độc nhất vô nhị để khám phá cái gì trong chúng ta là bẩm sinh, cái gì có được từ cuộc sống. Do đó, chưa bao giờ khoa học lại quan tâm đến song sinh và dành nhiều ngân sách cho nó đến thế.
Chỉ trong vòng một năm qua, tại Pháp đã có hơn 600 bài báo viết về song sinh dưới mọi góc độ, từ thần giao cách cảm, thấu thị, thấu thính đến gene béo phì, gene bạo lực, bệnh chán ăn, bệnh ăn không biết chán, thể thao. Ủy ban châu Âu vừa bỏ ra 13,4 triệu euro để tập hợp 600.000 đôi song sinh cho công tác nghiên cứu. Song sinh đang có chiều hướng tăng lên trên toàn thế giới. Các nhà khoa học muốn biết tại sao có hiện tượng này, do sự tác động của môi trường lên cơ thể cha hoặc mẹ hay do sự biến đổi gene?
Ở một góc độ nào đó, nghiên cứu song sinh là một chuyện rất tế nhị. Hiện một số nhà khoa học vẫn bí mật tiến hành các thí nghiệm ở những người song sinh nhằm tìm hiểu gene. Họ nhận thấy sự phối hợp và sắp xếp gene trong 10 năm qua đã có phần thay đổi do tác động của môi trường. Bệnh hen từ lâu đã ám ảnh các cặp song sinh, nhưng ngày nay các đôi song sinh cùng trứng có sự phản vệ khác nhau. Người này bị hen nhưng người kia chưa chắc đã bị. Trường hợp tương tự cũng diễn ra ở rất nhiều đôi song sinh tại Argentina, Hy Lạp, Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan, Conggo... Nhưng vẫn có trường hợp ngược lại, một trong hai mắc chứng bệnh gì đó và người kia mắc theo gần như lập tức, như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đau nửa đầu và béo phì. Gu ăn uống và chế độ sức khỏe của người song sinh không phải bao giờ cũng đồng nhất, vậy tại sao họ lại cùng bị tiểu đường?
Nhà di truyền học Phần Lan Leena Peltonen đã đi sâu hơn bằng cách nghiên cứu 600.000 đôi song sinh đủ mọi lứa tuổi ở 7 nước Phần Lan, Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển, Hà Lan, Italy và Anh. Trẻ song sinh cũng chênh nhau 1-2 cm, tại sao đa phần những người thấp hơn lại có hành động xấu hơn? Theo bà Leena, khoảng 60 - 72% số người có chiều cao ít hơn anh em song sinh có tính cách nóng nảy và dễ bị môi trường tác động hơn. Nhà khoa học Michele Carlier ở Đại học Provence (Pháp) cũng nhận thấy như vậy. Pháp đang là một trong những quốc gia áp dụng biện pháp lấy máu dây rốn của trẻ song sinh để nghiên cứu với sự đồng ý của sản phụ.
Ủy ban châu Âu tính đến nay đã phê duyệt hơn một chục tỷ euro ngân sách cho công tác nghiên cứu trẻ song sinh. Nhiều người cho rằng như thế là quá lãng phí, nhưng những người khác cho rằng nếu xét dưới góc độ nhân bản, có lẽ thế là chưa đủ.
Khoảng 60 cặp song sinh ở Anh và Pháp (từ 1997 đến 1999) bỗng nhiên bị tâm thần phân liệt, mất khả năng ngôn ngữ và rối loạn tâm thần cảm giác. Trong 90% các trường hợp, hiện tượng này diễn ra khi họ 20 tuổi. Tại sao lại là 20 tuổi mà không phải là sớm hay muộn hơn? Tại sao 86% trong số họ đều có những bà mẹ mắc chứng lãnh cảm hoặc ghê sợ tình dục? Đó là những câu hỏi hóc búa cho đến nay vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.
Thế kỷ của các cặp song sinh
Giới khoa học di truyền cho rằng, về mặt nghiên cứu di truyền, thế kỷ 21 là thế kỷ của những cặp song sinh, bởi họ đang được coi như những phòng thí nghiệm sống, tạo ra cơ hội độc nhất vô nhị để khám phá cái gì trong chúng ta là bẩm sinh, cái gì có được từ cuộc sống. Do đó, chưa bao giờ khoa học lại quan tâm đến song sinh và dành nhiều ngân sách cho nó đến thế.
Chỉ trong vòng một năm qua, tại Pháp đã có hơn 600 bài báo viết về song sinh dưới mọi góc độ, từ thần giao cách cảm, thấu thị, thấu thính đến gene béo phì, gene bạo lực, bệnh chán ăn, bệnh ăn không biết chán, thể thao. Ủy ban châu Âu vừa bỏ ra 13,4 triệu euro để tập hợp 600.000 đôi song sinh cho công tác nghiên cứu. Song sinh đang có chiều hướng tăng lên trên toàn thế giới. Các nhà khoa học muốn biết tại sao có hiện tượng này, do sự tác động của môi trường lên cơ thể cha hoặc mẹ hay do sự biến đổi gene?
Ở một góc độ nào đó, nghiên cứu song sinh là một chuyện rất tế nhị. Hiện một số nhà khoa học vẫn bí mật tiến hành các thí nghiệm ở những người song sinh nhằm tìm hiểu gene. Họ nhận thấy sự phối hợp và sắp xếp gene trong 10 năm qua đã có phần thay đổi do tác động của môi trường. Bệnh hen từ lâu đã ám ảnh các cặp song sinh, nhưng ngày nay các đôi song sinh cùng trứng có sự phản vệ khác nhau. Người này bị hen nhưng người kia chưa chắc đã bị. Trường hợp tương tự cũng diễn ra ở rất nhiều đôi song sinh tại Argentina, Hy Lạp, Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan, Conggo... Nhưng vẫn có trường hợp ngược lại, một trong hai mắc chứng bệnh gì đó và người kia mắc theo gần như lập tức, như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đau nửa đầu và béo phì. Gu ăn uống và chế độ sức khỏe của người song sinh không phải bao giờ cũng đồng nhất, vậy tại sao họ lại cùng bị tiểu đường?
Nhà di truyền học Phần Lan Leena Peltonen đã đi sâu hơn bằng cách nghiên cứu 600.000 đôi song sinh đủ mọi lứa tuổi ở 7 nước Phần Lan, Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển, Hà Lan, Italy và Anh. Trẻ song sinh cũng chênh nhau 1-2 cm, tại sao đa phần những người thấp hơn lại có hành động xấu hơn? Theo bà Leena, khoảng 60 - 72% số người có chiều cao ít hơn anh em song sinh có tính cách nóng nảy và dễ bị môi trường tác động hơn. Nhà khoa học Michele Carlier ở Đại học Provence (Pháp) cũng nhận thấy như vậy. Pháp đang là một trong những quốc gia áp dụng biện pháp lấy máu dây rốn của trẻ song sinh để nghiên cứu với sự đồng ý của sản phụ.
Ủy ban châu Âu tính đến nay đã phê duyệt hơn một chục tỷ euro ngân sách cho công tác nghiên cứu trẻ song sinh. Nhiều người cho rằng như thế là quá lãng phí, nhưng những người khác cho rằng nếu xét dưới góc độ nhân bản, có lẽ thế là chưa đủ.
Theo Sức khỏe&Đời sống