Xét nghiệm yếu tố Rh: việc làm quan trọng khi mang bầu

Lan Nhi,
Chia sẻ

Vấn đề Rh(+) hay Rh(-) của máu có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến thai nhi như vậy nên các bà mẹ cần phải chú ý.

Giai đoạn đầu khám thai, nhiều thai phụ nhận được kết quả xét nghiệm máu là Rh+ (Rh dương tính) trong khi một số ít thai phụ khác có kết quả xét nghiệm máu là Rh- (Rh âm tính). Vậy Ph là ký hiệu gì?
 
Rh (Rhesus) là khái niệm chỉ tình trạng protein có trong máu. Có 4 loại máu là A, B, AB và O. Trong đa số trường hợp trên bề mặt các hồng huyết cầu thường có một "chất kết dính" D. Máu người nào có chứa chất D này được gọi là máu có tính Rhesus dương, viết tắt là Rh(+) còn ngược lại không có chất D gọi là máu có tính Rhesus âm Rh(-).

Phụ nữ mang thai cần được kiểm tra yếu tố Rh (qua xét nghiệm máu) bởi vì điều này rất quan trọng. Thai phụ sẽ được chăm sóc đặc biệt nếu bản thân âm tính với Rh (Rh-) trong khi người chồng dương tính với Rh (Rh+).

Xét nghiệm yếu tố Rh: việc làm quan trọng khi mang bầu 1

Có 4 trường hợp thường thấy về Rh như sau:

- Người mẹ (Rh+), người bố (Rh+), con (Rh+): bình thường.

- Người mẹ (Rh-), người bố (Rh-), con (Rh-): bình thường.

- Người mẹ (Rh+), người bố (Rh-), con (Rh+ hoặc Rh-): bình thường.

- Người mẹ (Rh-), người bố (Rh+), con (Rh+ hoặc Rh-): cần tiêm miễn dịch globulin.

Trong trường hợp máu của người mẹ (Rh-), máu của người bố Rh(+) và máu thai nhi giống bố cũng là Rh(+) thì việc sinh đẻ lần thứ nhất không có tai nạn gì. Nhưng trong quá trình sinh con, nhất là khi nhau thai bong ra khỏi tử cung, một số hồng huyết cầu Rh(+) của nhau có thể lọt vào mạch máu của mẹ, tạo ra những "chất kết dính" kháng D trong máu mẹ. Tuy vậy cũng chưa có điều gì rắc rối cho tới khi người mẹ mang thai lần thứ 2 và thai nhi lại có máu Rh(+). Máu này truyền sang máu mẹ làm cho lượng "chất kết dính" kháng D tăng lên. Khi máu mẹ đi qua nhau thai vào cơ thể thai nhi, chất này dính vào những hồng huyết cầu làm biến chất và phá vỡ hàng loạt các hồng huyết cầu gây ra bệnh về máu trầm trọng, tác hại nguy hiểm đến gan và lách, kết quả là bé có thể bị mắc bệnh ngay từ trong bụng mẹ hoặc ngay khi vừa chào đời. Muốn cứu thai nhi phải thay máu cho thai khi thai còn trong bụng mẹ hoặc ngay khi mới ra đời.

Hiện nay người ta thường áp dụng biện pháp tiêm phòng chất kháng D vào máu người mẹ trong vòng 72 giờ sau khi sinh lần thứ nhất để chất này kết dính và phá vỡ các hồng huyết cầu Rh(+) do thai nhi truyền qua máu mẹ, giữ cho máu người mẹ hoàn toàn là Rh(-). Việc tiêm phòng này cần thực hiện lại mỗi lần mang thai, sinh đẻ, sảy thai hoặc nạo thai.

Vấn đề Rh(+) hay Rh(-) của máu có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến thai nhi như vậy nên các bà mẹ cần phải chú ý. Nếu máu mình là Rh(-) và máu chồng là Rh(+) cần phải nói bác sĩ biết để theo dõi vấn đề này trong suốt quá trình mang thai và sinh con. Khi đứa con đầu tiên chào đời, bác sĩ phải thử máu cho bé. Nếu máu bé là Rh(+), người mẹ cần phải tiêm phòng để tránh gây ra những rắc rối sau nay cho đứa con tiếp theo.

Nếu thai phụ âm tính với Rh (Rh-), thai phụ có thể được tiêm một mũi miễn dịch globulin vào tuần thứ 28 của lần mang thai đầu tiên. Người mẹ sẽ được tiêm thêm một mũi sau khi sinh xong nếu bé mang Rh-. Mũi tiêm sẽ ngăn cản những trục trặc về sức khoẻ của bé khi Rh của mẹ và bé không tương hợp.

Mũi tiêm miễn dịch globulin còn được dùng cho trường hợp khác như chọc dò ối, thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.
Chia sẻ