Nhìn tận mắt sự phát triển của bào thai (P4)
Các mẹ cùng xem những hình ảnh kì diệu của bé từ tuần thai thứ 30 - 40 nhé!
Tuần 30
1,4 kg là trọng lượng của bé giai đoạn này. Móng tay, móng chân tiếp tục phát triển và da của bé trở nên mượt mà hơn.
Bé cũng hoạt động tích cực hơn trong bụng mẹ, như duỗi chân căng ra và xoay với nhiều tư thế như vận động viên nhào lộn.
Tuần 31
Bé dài khoảng 28cm và nặng 1,5kg. Bé mọc nhiều tóc hơn trên đầu. Não đã trưởng thành đủ để bé cảm nhận và ghi nhớ. Bởi bé đã ý thức hơn nên nếu nghe được một tiếng động, bé sẽ có phản ứng với nó.
Tuần 32
Sang tuần 32, bé dài khoảng 29cm, tương đương chiều dài một hộp ngũ cốc và nặng khoảng 1,8kg.
Hầu hết thời gian bé dành để ngủ. Những chuyển động mắt trong khi ngủ của bé có liên quan tới những giấc mơ. Bé chỉ có thể tỉnh 5-10% thời gian trong ngày nhưng giai đoạn này, bé có thể nhắm hoặc mở mắt.
Tuần 33
Đến cuối tuần này, bé dài 30cm đấy các mẹ nhé! Dù chỉ tăng chiều dài hơn tuần trước 1 cm nhưng bù lại, não bé phát triển nhanh chóng.
Cơ thể và đầu bé cũng phát triển tương ứng. Bé bắt đầu lưu trữ sắt, canxi và phôtpho. Các chất khoáng này quan trọng trong sự phát triển xương.
Tuần 34
Đến cuối tuần này, bé đạt khoảng 32cm. Có một nguy cơ là dây rốn có thể quấn quanh cổ em bé nhưng đừng hoảng sợ, bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn và đề nghị cách ứng phó. Nhiều trường hợp, bạn tưởng là bé bị dây rốn quấn cổ nhưng bác sĩ kiểm tra lại không phải vậy.
Tuần 35
Đến cuối tuần này, bé dài 33cm và nặng 2,5kg. Khi bé thở, một loại protein quan trọng cho phổi được sản xuất. Đây là yếu tố khiến phổi ngày một hoàn thiện hơn. Hệ tiêu hóa gần như đầy đủ và hệ thần kinh trung ương cũng hoàn thiện.
Tuần 36
Ở tuần 36, bé dài 34cm. Bé có thể nhận ra giọng nói của mẹ và lắng nghe sự khác biệt giữa giọng mẹ và một âm thanh khác.
Tuần 37
Bé dài 35cm và nặng khoảng 3kg. Không gian chật hẹp khiến bé ngày càng khó nhúc nhích mà chỉ mở và chuyển động tay – chân.
Hệ miễn dịch phát triển đủ để bảo vệ bé khi chào đời.
Tuần 38
Bé dài khoảng 37cm. Do bé đã “tọt” xuống xương chậu của mẹ nên khó mà thay đổi tư thế được lúc này. Tuần này, bé vẫn có thể tiếp tục tăng trọng lượng.
Tuần 39
Dài 38cm và nặng khoảng 3,2kg là kích thước trung bình của thai.
Khoảng 15% trọng lượng cơ thể bé là chất béo. Mẹ có ít nước ối hơn và có thể bị cạn ối. Nhau thai kém đi chức năng và có thể đang bị lão hóa.
Phân su (chất dính màu xanh đen) đang tích tụ trong ruột của bé. Đây cũng là dạng phân mà bé đi tiêu lần đầu sau khi chào đời.
Tuần 40
Tuần này, bé có thể chào đời với chiều dài 38cm và nặng 3,3kg.
Khi chào đời, chu vi vòng bụng của bé có thể lớn hơn vòng đầu. Bé có khoảng 206 xương (nhiều hơn người trưởng thành) vì một số xương này sẽ từ từ nối lại với nhau.
Sự thay đổi của em bé trong bụng mẹ thật diệu kì. Vậy bạn có muốn "ngắm" sự thay đổi cơ thể người mẹ khi mang bầu không?
1,4 kg là trọng lượng của bé giai đoạn này. Móng tay, móng chân tiếp tục phát triển và da của bé trở nên mượt mà hơn.
Bé cũng hoạt động tích cực hơn trong bụng mẹ, như duỗi chân căng ra và xoay với nhiều tư thế như vận động viên nhào lộn.
Bé dài khoảng 28cm và nặng 1,5kg. Bé mọc nhiều tóc hơn trên đầu. Não đã trưởng thành đủ để bé cảm nhận và ghi nhớ. Bởi bé đã ý thức hơn nên nếu nghe được một tiếng động, bé sẽ có phản ứng với nó.
Tuần 32
Sang tuần 32, bé dài khoảng 29cm, tương đương chiều dài một hộp ngũ cốc và nặng khoảng 1,8kg.
Hầu hết thời gian bé dành để ngủ. Những chuyển động mắt trong khi ngủ của bé có liên quan tới những giấc mơ. Bé chỉ có thể tỉnh 5-10% thời gian trong ngày nhưng giai đoạn này, bé có thể nhắm hoặc mở mắt.
Tuần 33
Đến cuối tuần này, bé dài 30cm đấy các mẹ nhé! Dù chỉ tăng chiều dài hơn tuần trước 1 cm nhưng bù lại, não bé phát triển nhanh chóng.
Cơ thể và đầu bé cũng phát triển tương ứng. Bé bắt đầu lưu trữ sắt, canxi và phôtpho. Các chất khoáng này quan trọng trong sự phát triển xương.
Tuần 34
Đến cuối tuần này, bé đạt khoảng 32cm. Có một nguy cơ là dây rốn có thể quấn quanh cổ em bé nhưng đừng hoảng sợ, bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn và đề nghị cách ứng phó. Nhiều trường hợp, bạn tưởng là bé bị dây rốn quấn cổ nhưng bác sĩ kiểm tra lại không phải vậy.
Tuần 35
Đến cuối tuần này, bé dài 33cm và nặng 2,5kg. Khi bé thở, một loại protein quan trọng cho phổi được sản xuất. Đây là yếu tố khiến phổi ngày một hoàn thiện hơn. Hệ tiêu hóa gần như đầy đủ và hệ thần kinh trung ương cũng hoàn thiện.
Tuần 36
Ở tuần 36, bé dài 34cm. Bé có thể nhận ra giọng nói của mẹ và lắng nghe sự khác biệt giữa giọng mẹ và một âm thanh khác.
Tuần 37
Bé dài 35cm và nặng khoảng 3kg. Không gian chật hẹp khiến bé ngày càng khó nhúc nhích mà chỉ mở và chuyển động tay – chân.
Hệ miễn dịch phát triển đủ để bảo vệ bé khi chào đời.
Tuần 38
Bé dài khoảng 37cm. Do bé đã “tọt” xuống xương chậu của mẹ nên khó mà thay đổi tư thế được lúc này. Tuần này, bé vẫn có thể tiếp tục tăng trọng lượng.
Tuần 39
Dài 38cm và nặng khoảng 3,2kg là kích thước trung bình của thai.
Khoảng 15% trọng lượng cơ thể bé là chất béo. Mẹ có ít nước ối hơn và có thể bị cạn ối. Nhau thai kém đi chức năng và có thể đang bị lão hóa.
Phân su (chất dính màu xanh đen) đang tích tụ trong ruột của bé. Đây cũng là dạng phân mà bé đi tiêu lần đầu sau khi chào đời.
Tuần 40
Tuần này, bé có thể chào đời với chiều dài 38cm và nặng 3,3kg.
Khi chào đời, chu vi vòng bụng của bé có thể lớn hơn vòng đầu. Bé có khoảng 206 xương (nhiều hơn người trưởng thành) vì một số xương này sẽ từ từ nối lại với nhau.
Sự thay đổi của em bé trong bụng mẹ thật diệu kì. Vậy bạn có muốn "ngắm" sự thay đổi cơ thể người mẹ khi mang bầu không?