Nguy hiểm như mẹ vụng nuôi con
(aFamily.vn) - Chẳng hiểu chị pha thế nào, bé vừa mút vào bình là khóc váng cả nhà. Bà ngoại vội chạy vào, sờ chai sữa, bà hét lên: “Nóng thế này, người lớn còn bỏng nói gì trẻ con”.
Mẹ vụng nuôi con
Không sinh ra trong gia đình khá giả nhưng vì học giỏi từ nhỏ nên chị Quy được bố mẹ và anh chị hết sức tạo điều kiện. Trong khi cả gia đình quần quật làm việc, chị chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là ngồi học bài. Để đền đáp cho sự hy sinh của gia đình, năm nào chị cũng mang đủ loại bằng khen về.
Gia đình rất tự hào về chị và cho rằng sự hy sinh của họ là hoàn toàn xứng đáng. Và chị cũng nghĩ như vậy. Tuy nhiên, tới khi lập gia đình rồi sinh con, chị mới nhận ra sự hy sinh thuở nào hóa ra lại mang lại nhiều rắc rối cho chị và thậm chí gây nguy hiểm cho cả đứa con mình mới sinh.
Vì được bố mẹ đỡ đần nên chị chẳng biết làm bất cứ việc gì. Chồng chị chán nản nhưng vẫn tặc lưỡi cho qua vì anh có quan điểm: “Thôi thì vợ vụng một tí nhưng ngoan ngoãn, lễ phép lại kiếm ra tiền cũng được. Tôi lương thấp, thời gian rảnh, ở nhà chăm sóc gia đình cũng được”.
Đấy là suy nghĩ của anh khi chưa có con. Tới khi chị sinh bé đầu lòng, rắc rối bắt đầu phát sinh. Chị rất thương yêu con. Chị có thể nằm hàng giờ chơi với con nhưng chăm sóc con lại là chuyện khác.
Biết con vụng, mẹ chị sẵn sàng lên “ăn dầm nằm dề” ở nhà con rể để đỡ đần. Nhưng có phải việc gì bà cũng làm hết được đâu. Những việc đơn giản bà cho là “dễ như ăn cháo” thì để dành cho chị mà chị cũng không làm nên thân.
Mỗi cái việc gấp quần áo cho con mà chị cũng làm không xong. Chiếc nọ chị cuộn vào chiếc kia khiến bà ngoại bở hơi tai mới tìm thấy. Đến bế con chị cũng không bế đúng cách. Mấy lần chị suýt đánh rơi con xuống đất.
Nhưng đó chưa phải điều đáng nói nhất. Một lần, khi đang giặt, bà ngoại nhớ ra đến giờ ăn sữa, bà giục chị pha sữa. Chẳng hiểu chị pha thế nào, bé vừa mút vào bình sữa là khóc váng cả nhà. Vứt hết quần áo trong nhà tắm, bà ngoại vội chạy vào. Sờ chai sữa, bà hét lên: “Nóng thế này, người lớn còn bỏng nói gì trẻ con”.
Ảnh minh họa.
Đã bao lần khiến con tím tái mặt mày vì nghẹn vậy mà chị vẫn không chừa, vẫn chểnh mảng vừa xem phim vừa trông con. Bây giờ mới 2 tuổi mà bé nhà chị ngã sứt đầu mẻ trán mấy lần.
Nhưng lần chị khiến cả nhà thót tim nhất chính là pha nước tắm. Bình thường, biết con dâu vụng, bà nội vẫn đảm trách những công việc tạm coi là nguy hiểm với bé. Hôm đó bà đi vắng mà bé chạy chơi nhiều, mồ hôi toát ra chua lòm. Thế là chị quyết định tự tắm cho con. Chẳng hiểu chị làm kiểu gì mà vừa được đặt vào chậu, bé đã la thất thanh.
Chồng chị đang ở ngoài vội chạy vào, vừa chạm tay vào nước, anh đã giật mình suýt tát cho chị một cái: “Tắm thế này giết con à”.
Vội vàng lấy nước lạnh dội lên người con, anh đưa bé vào thẳng… bệnh viện.
"Cải tạo" những bà mẹ vụng
Con phải nằm viện hơn 1 tuần, thương con, anh Việt, chồng chị Lan chẳng buồn nói với vợ câu nào. Anh còn nói được gì nữa vì vấn đề chị vụng về đã được anh “mổ xẻ” rất nhiều lần. Lúc thì anh nhẹ nhàng khuyên bảo, khi thì anh cáu gắt nhưng chị vẫn “vững như bàn thạch”.
Tuy nhiên, lần này, thấy con nằm viện, dù độ bỏng không quá cao nhưng chị vẫn thấy đau quặn ruột. Chia sẻ với cô bạn thân, chị quyết tâm “hoàn lương”. Chị mò mẫm lên các diễn đàn cha mẹ để học hỏi kinh nghiệm của các mẹ.
Sau khi tổng kết nhiều kinh nghiệm, chị chắt lọc các bí quyết áp dụng riêng cho bản thân. Vấn đề đầu tiên chị tự nhắc nhở mình đó chính là tập trung mỗi khi chăm sóc con. Tivi, điện thoại chị quẳng sang một bên, toàn tâm toàn ý bên con.
Chị cũng tìm cách “lấp đầy” những khoảng trống trong kinh nghiệm nuôi con của mình. Và tất cả chị chia theo từng chương, từng mục ngắn gọn. Chị viết trên dấy note rồi dán quanh nhà. Khi nào thấy lăn tăn vấn đề gì, chị ngó lên tường là tìm ngay ra câu trả lời.
Với những kinh nghiệm “xương máu” như pha nước tắm cho con, chị viết bằng mực đỏ, dán ở vị trí dễ nhìn nhất. Những dòng chữ “Lấy nước lạnh trước rồi pha thêm nước nóng từ từ sau. Sau đó phải thử độ ấm của nước bằng chỗ khuỷu tay” chị đã thuộc lòng nhưng chị vẫn không gỡ đi vì chị xem đó là lời nhắc nhở “cần tỉ mỉ khi chăm con”.
Kết quả là chỉ sau 2 tháng, “tay nghề” chăm sóc con của chị Lan được cải thiện rõ rệt. Bé yêu của chị ngày càng xinh xắn, bụ bẫm khiến cả nhà vui vẻ, luôn tràn ngập tiếng cười.
Trong khi đó, chị Quy chưa có được quyết tâm lớn như chị Lan. Dù muốn thay đổi nhưng vì quá bận rộn với công việc nên chị vẫn chưa toàn tâm, toàn ý chăm sóc con và vẫn phải nhờ cậy vào sự giúp đỡ của mẹ.
Không sinh ra trong gia đình khá giả nhưng vì học giỏi từ nhỏ nên chị Quy được bố mẹ và anh chị hết sức tạo điều kiện. Trong khi cả gia đình quần quật làm việc, chị chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là ngồi học bài. Để đền đáp cho sự hy sinh của gia đình, năm nào chị cũng mang đủ loại bằng khen về.
Gia đình rất tự hào về chị và cho rằng sự hy sinh của họ là hoàn toàn xứng đáng. Và chị cũng nghĩ như vậy. Tuy nhiên, tới khi lập gia đình rồi sinh con, chị mới nhận ra sự hy sinh thuở nào hóa ra lại mang lại nhiều rắc rối cho chị và thậm chí gây nguy hiểm cho cả đứa con mình mới sinh.
Vì được bố mẹ đỡ đần nên chị chẳng biết làm bất cứ việc gì. Chồng chị chán nản nhưng vẫn tặc lưỡi cho qua vì anh có quan điểm: “Thôi thì vợ vụng một tí nhưng ngoan ngoãn, lễ phép lại kiếm ra tiền cũng được. Tôi lương thấp, thời gian rảnh, ở nhà chăm sóc gia đình cũng được”.
Đấy là suy nghĩ của anh khi chưa có con. Tới khi chị sinh bé đầu lòng, rắc rối bắt đầu phát sinh. Chị rất thương yêu con. Chị có thể nằm hàng giờ chơi với con nhưng chăm sóc con lại là chuyện khác.
Biết con vụng, mẹ chị sẵn sàng lên “ăn dầm nằm dề” ở nhà con rể để đỡ đần. Nhưng có phải việc gì bà cũng làm hết được đâu. Những việc đơn giản bà cho là “dễ như ăn cháo” thì để dành cho chị mà chị cũng không làm nên thân.
Mỗi cái việc gấp quần áo cho con mà chị cũng làm không xong. Chiếc nọ chị cuộn vào chiếc kia khiến bà ngoại bở hơi tai mới tìm thấy. Đến bế con chị cũng không bế đúng cách. Mấy lần chị suýt đánh rơi con xuống đất.
Nhưng đó chưa phải điều đáng nói nhất. Một lần, khi đang giặt, bà ngoại nhớ ra đến giờ ăn sữa, bà giục chị pha sữa. Chẳng hiểu chị pha thế nào, bé vừa mút vào bình sữa là khóc váng cả nhà. Vứt hết quần áo trong nhà tắm, bà ngoại vội chạy vào. Sờ chai sữa, bà hét lên: “Nóng thế này, người lớn còn bỏng nói gì trẻ con”.
Ảnh minh họa.
Chị Lan cũng thuộc dạng “tiểu thư”. Khi sinh con, bản tính vụng về của chị càng được “phát huy”. Chị có thói quen vừa cho con ăn, vừa xem tivi. Nhiều lúc chị quen tay, không cần biết con đã ăn hết hay chưa chị cứ thế đút cháo vào miệng bé khiến bé suýt nghẹn. Có lần bé nghẹn tới mức mặt mày tím tái. Trong lúc chị đang loay hoay không biết làm thế nào, thì may mắn, cô hàng xóm sang chơi. Cô vội vàng làm vài động tác sơ cứu, cháo chảy ra ngoài, bé mới tươi tắn trở lại.
Đã bao lần khiến con tím tái mặt mày vì nghẹn vậy mà chị vẫn không chừa, vẫn chểnh mảng vừa xem phim vừa trông con. Bây giờ mới 2 tuổi mà bé nhà chị ngã sứt đầu mẻ trán mấy lần.
Nhưng lần chị khiến cả nhà thót tim nhất chính là pha nước tắm. Bình thường, biết con dâu vụng, bà nội vẫn đảm trách những công việc tạm coi là nguy hiểm với bé. Hôm đó bà đi vắng mà bé chạy chơi nhiều, mồ hôi toát ra chua lòm. Thế là chị quyết định tự tắm cho con. Chẳng hiểu chị làm kiểu gì mà vừa được đặt vào chậu, bé đã la thất thanh.
Chồng chị đang ở ngoài vội chạy vào, vừa chạm tay vào nước, anh đã giật mình suýt tát cho chị một cái: “Tắm thế này giết con à”.
Vội vàng lấy nước lạnh dội lên người con, anh đưa bé vào thẳng… bệnh viện.
"Cải tạo" những bà mẹ vụng
Con phải nằm viện hơn 1 tuần, thương con, anh Việt, chồng chị Lan chẳng buồn nói với vợ câu nào. Anh còn nói được gì nữa vì vấn đề chị vụng về đã được anh “mổ xẻ” rất nhiều lần. Lúc thì anh nhẹ nhàng khuyên bảo, khi thì anh cáu gắt nhưng chị vẫn “vững như bàn thạch”.
Tuy nhiên, lần này, thấy con nằm viện, dù độ bỏng không quá cao nhưng chị vẫn thấy đau quặn ruột. Chia sẻ với cô bạn thân, chị quyết tâm “hoàn lương”. Chị mò mẫm lên các diễn đàn cha mẹ để học hỏi kinh nghiệm của các mẹ.
Sau khi tổng kết nhiều kinh nghiệm, chị chắt lọc các bí quyết áp dụng riêng cho bản thân. Vấn đề đầu tiên chị tự nhắc nhở mình đó chính là tập trung mỗi khi chăm sóc con. Tivi, điện thoại chị quẳng sang một bên, toàn tâm toàn ý bên con.
Chị cũng tìm cách “lấp đầy” những khoảng trống trong kinh nghiệm nuôi con của mình. Và tất cả chị chia theo từng chương, từng mục ngắn gọn. Chị viết trên dấy note rồi dán quanh nhà. Khi nào thấy lăn tăn vấn đề gì, chị ngó lên tường là tìm ngay ra câu trả lời.
Với những kinh nghiệm “xương máu” như pha nước tắm cho con, chị viết bằng mực đỏ, dán ở vị trí dễ nhìn nhất. Những dòng chữ “Lấy nước lạnh trước rồi pha thêm nước nóng từ từ sau. Sau đó phải thử độ ấm của nước bằng chỗ khuỷu tay” chị đã thuộc lòng nhưng chị vẫn không gỡ đi vì chị xem đó là lời nhắc nhở “cần tỉ mỉ khi chăm con”.
Kết quả là chỉ sau 2 tháng, “tay nghề” chăm sóc con của chị Lan được cải thiện rõ rệt. Bé yêu của chị ngày càng xinh xắn, bụ bẫm khiến cả nhà vui vẻ, luôn tràn ngập tiếng cười.
Trong khi đó, chị Quy chưa có được quyết tâm lớn như chị Lan. Dù muốn thay đổi nhưng vì quá bận rộn với công việc nên chị vẫn chưa toàn tâm, toàn ý chăm sóc con và vẫn phải nhờ cậy vào sự giúp đỡ của mẹ.
Nhiều bà mẹ vì sợ cho con ăn nên lẩn như lẩn trạch.