Nghe mẹ Việt kể chuyện cho con đi nhà trẻ ở Tây
Cũng ngằn ngặt khóc khi phải xa mẹ như mọi đứa trẻ ở Việt Nam, nhưng các bé ở nước ngoài sớm thích nghi và nhanh chóng làm quen với môi trường mới hơn nhiều.
Những ngày đầu tiên trong đời phải xa mẹ của các “chú chim non mới ra ràng” quả thật vô cùng khó khăn. Không chỉ có các bé là thấy sợ hãi, bất an và liên tục khóc khi không thấy mẹ ở bên, mà các mẹ cũng rơm rớm nước mắt vì thương và không nỡ rời xa con mình.
Ở Việt Nam, nhiều chị em thường than thở về việc cho con đi nhà trẻ chưa được 1 tháng, mà con ngày nào cũng khóc, ăn uống kém hơn và sụt cân. Bên cạnh đó, cứ mỗi sáng thức dậy, nhiều bé không hề hào hứng với việc tới trường mà luôn ngặt nghẽo khóc, thậm chí có tâm lý sợ cô giáo và không thân thiện được với các bạn khác trong lớp.
Ngược lại với tình trạng này, ở những phương trời xa lạ, nơi đứa trẻ nói tiếng mẹ đẻ còn chưa sõi đã phải tiếp xúc với môi trường ngôn ngữ mới, nhiều bé chỉ cần 5 - 7 ngày là đã thích nghi được với môi trường mới. Mặc dù không nói được nhiều và không hoàn toàn hiểu thứ ngoại ngữ mà cô giáo và các bạn đang sử dụng, nhưng các bé lại có thể hòa nhập được và không gặp khó khăn gì kể cả ở lớp lẫn ở nhà.
Hiện đang cùng chồng và con gái sinh sống tại Nhật Bản, mẹ Thỏ giờ đây đã yên tâm giao cô con gái yêu vừa tròn 2 tuổi cho các cô giữ trẻ để đi làm. Chị chia sẻ: “Ngày đầu tiên đến lớp, Thỏ khóc nhiều lắm, các cô bế là vùng vẫy, oằn người đòi mẹ. Thế nhưng chỉ đến ngày thứ 6 là cháu đã quen được với cô giáo và các bạn. Đến ngày thứ 7 thì khi mẹ chào tạm biệt, mặc dù mắt vẫn ươn ướt nước, nhưng Thỏ đã chịu đứng yên nắm tay cô giáo, nhìn mẹ đi về mà không đòi mẹ nữa”.
Mẹ Thỏ cho biết, nhà trẻ ở Nhật không nhận giữ bé cả ngày ngay từ đầu, mà chỉ nhận trông nửa buổi với sự có mặt của mẹ để tránh việc khiến cho bé hụt hẫng khi mẹ bỗng dưng “bỏ rơi” mình ở chốn xa lạ. Ba ngày đầu tiên, chị cho con đến lớp, ngồi ở khu vực dành cho phụ huynh và xem cháu cùng các bạn chơi đùa, ăn bữa trưa xong mới đưa cháu về nhà.
Ở Việt Nam, nhiều chị em thường than thở về việc cho con đi nhà trẻ chưa được 1 tháng, mà con ngày nào cũng khóc, ăn uống kém hơn và sụt cân. Bên cạnh đó, cứ mỗi sáng thức dậy, nhiều bé không hề hào hứng với việc tới trường mà luôn ngặt nghẽo khóc, thậm chí có tâm lý sợ cô giáo và không thân thiện được với các bạn khác trong lớp.
Ngược lại với tình trạng này, ở những phương trời xa lạ, nơi đứa trẻ nói tiếng mẹ đẻ còn chưa sõi đã phải tiếp xúc với môi trường ngôn ngữ mới, nhiều bé chỉ cần 5 - 7 ngày là đã thích nghi được với môi trường mới. Mặc dù không nói được nhiều và không hoàn toàn hiểu thứ ngoại ngữ mà cô giáo và các bạn đang sử dụng, nhưng các bé lại có thể hòa nhập được và không gặp khó khăn gì kể cả ở lớp lẫn ở nhà.
Hiện đang cùng chồng và con gái sinh sống tại Nhật Bản, mẹ Thỏ giờ đây đã yên tâm giao cô con gái yêu vừa tròn 2 tuổi cho các cô giữ trẻ để đi làm. Chị chia sẻ: “Ngày đầu tiên đến lớp, Thỏ khóc nhiều lắm, các cô bế là vùng vẫy, oằn người đòi mẹ. Thế nhưng chỉ đến ngày thứ 6 là cháu đã quen được với cô giáo và các bạn. Đến ngày thứ 7 thì khi mẹ chào tạm biệt, mặc dù mắt vẫn ươn ướt nước, nhưng Thỏ đã chịu đứng yên nắm tay cô giáo, nhìn mẹ đi về mà không đòi mẹ nữa”.
Mẹ Thỏ cho biết, nhà trẻ ở Nhật không nhận giữ bé cả ngày ngay từ đầu, mà chỉ nhận trông nửa buổi với sự có mặt của mẹ để tránh việc khiến cho bé hụt hẫng khi mẹ bỗng dưng “bỏ rơi” mình ở chốn xa lạ. Ba ngày đầu tiên, chị cho con đến lớp, ngồi ở khu vực dành cho phụ huynh và xem cháu cùng các bạn chơi đùa, ăn bữa trưa xong mới đưa cháu về nhà.
Đến ngày thứ 4 và thứ 5, các cô giáo để cho mẹ ra về chứ không ngồi lại cùng con nữa, đến hết giờ ăn trưa mới đến đón. Ngày đi trẻ thứ 6, sau khi các cô nhận xét mức độ và khả năng hòa nhập của Thỏ, chị mới được khuyến khích chuyển sang giai đoạn cho con ở lại đến chiều.
Chuyện ăn uống của Thỏ không làm chị quá lo lắng, bởi tại trường, các cô giáo không gò ép hay đút các bé ăn để cho khớp giờ. Các bạn nhỏ được tự do ăn uống theo “phong cách” riêng của mình – bé thì dùng thìa, bé thì dùng tay bốc, và món nào hợp khẩu vị thì ăn nhiều, món nào không hợp thì ăn ít. Chỉ đối với một số bạn thông thường ăn nhiều mà bỗng dưng hôm nay ăn ít và chậm thì các cô mới ngồi cạnh để khuyến khích và hỗ trợ, chứ nhất quyết không đút từng thìa. Đây chính là phương pháp để cho các bé hình thành thói quen tự lập, ngay cả trong việc ăn uống. Khi bố mẹ đến đón, các cô sẽ báo lại tình hình để các bố mẹ biết mà bổ sung thêm thực đơn cho con vào bữa tối nếu cần thiết.
Chuyện ăn uống của Thỏ không làm chị quá lo lắng, bởi tại trường, các cô giáo không gò ép hay đút các bé ăn để cho khớp giờ. Các bạn nhỏ được tự do ăn uống theo “phong cách” riêng của mình – bé thì dùng thìa, bé thì dùng tay bốc, và món nào hợp khẩu vị thì ăn nhiều, món nào không hợp thì ăn ít. Chỉ đối với một số bạn thông thường ăn nhiều mà bỗng dưng hôm nay ăn ít và chậm thì các cô mới ngồi cạnh để khuyến khích và hỗ trợ, chứ nhất quyết không đút từng thìa. Đây chính là phương pháp để cho các bé hình thành thói quen tự lập, ngay cả trong việc ăn uống. Khi bố mẹ đến đón, các cô sẽ báo lại tình hình để các bố mẹ biết mà bổ sung thêm thực đơn cho con vào bữa tối nếu cần thiết.
Các bé đi nhà trẻ ở nước ngoài không bị giáo viên tìm cách gò ép vào khuôn phép ngay tức khắc. (Ảnh minh họa)
Còn chị Yến và bé Tom hiện đang sinh sống tại Đức. Cậu con trai ba tuổi của chị giờ đây đã hình thành được thói quen ở lớp nói tiếng Đức với các bạn và cô giáo, còn ở nhà thì nói tiếng Việt với bố mẹ. Do điều kiện công việc cũng như việc đi lại không hợp lý, chị cho cháu đi trẻ từ khi mới được 15 tháng tại nhà trẻ tư nhân.
Ở đây, các cô giáo không cố gắng nói chuyện với Tom hoàn toàn bằng tiếng Đức, bởi Tom khá chậm nói và thụ động. Để giao tiếp, các cô chịu khó sử dụng nhiều ngôn ngữ hình thể và các “ám hiệu” quen thuộc đối với các bạn nhỏ. Từ đó, bằng cách học theo các phản ứng của các bạn trong lớp, Tom nhanh chóng làm quen với việc nắm bắt thông tin và dần dà có phản hồi bằng hành vi, cử chỉ, và sau đó là bằng tiếng nói.
Chị tâm sự: “Các bé sống ở nước ngoài từ nhỏ thường hay chậm nói, anh xã mình bảo đa phần là do trí óc trẻ con phải cùng lúc phân tích và nhận diện 2 loại ngôn ngữ khác nhau. Nhiều gia đình bạn mình vì lý do con chậm nói mà không dám cho cháu đi nhà trẻ, phải để ở nhà cho ông bà trông. Còn mình, vì quá bận rộn, ông bà 2 bên lại ở Việt Nam nên đành cắn răng cho cháu rời xa vòng tay mẹ từ khi còn bé. Thế mà hóa ra lại hay, nhờ sớm tiếp xúc với môi trường mới, giờ đây Tom nhà mình rất hoạt bát, bạo dạn và thông minh nữa.”
Về chuyện ăn uống, do đây là nhà trẻ tư nhân, nên có một điểm khác biệt là các cô giáo vẫn chịu khó đút cho các bé ăn. So với ở Việt Nam, cứ 1 cô trông đến 40 trẻ, thì ở đây, mỗi cô chỉ phụ trách từ 4-6 trẻ mà thôi. Chính vì vậy, bên cạnh việc các bé không bị ép ăn nhanh, ăn nhiều thì giờ ăn cũng là cơ hội để các cô tiếp xúc và hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường mới. Vừa đút cho các cháu ăn, các cô vừa trò chuyện và thực hiện những động tác hình thể quen thuộc để hình thành nhận thức cho các cháu.
Như vậy, có thể thấy rằng: điểm ưu việt dẫn đến kết quả khả quan của việc tập cho con bạn quen với một môi trường mới và sớm chấp nhận việc xa mẹ để đi nhà trẻ chính là ở phương pháp giáo dục. Không chỉ là sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh, mà để khiến cho bé hào hứng, thích thú với việc đi học, các cô giữ trẻ phải là những người kiên nhẫn trong việc giúp các bé tiếp nhận những điều mới lạ, thay vì gò ép và nghiêm khắc đưa các bé vào khuôn phép càng sớm càng tốt như ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thay vì xót con và chiều con, thấy con khóc thì không nỡ rời xa, thấy con ăn ít thì vội cho con nghỉ ở nhà, các bố các mẹ cần phải vững dạ và luôn khuyến khích con đi học để “được chơi vui và có thêm nhiều bạn mới”.
Chị tâm sự: “Các bé sống ở nước ngoài từ nhỏ thường hay chậm nói, anh xã mình bảo đa phần là do trí óc trẻ con phải cùng lúc phân tích và nhận diện 2 loại ngôn ngữ khác nhau. Nhiều gia đình bạn mình vì lý do con chậm nói mà không dám cho cháu đi nhà trẻ, phải để ở nhà cho ông bà trông. Còn mình, vì quá bận rộn, ông bà 2 bên lại ở Việt Nam nên đành cắn răng cho cháu rời xa vòng tay mẹ từ khi còn bé. Thế mà hóa ra lại hay, nhờ sớm tiếp xúc với môi trường mới, giờ đây Tom nhà mình rất hoạt bát, bạo dạn và thông minh nữa.”
Về chuyện ăn uống, do đây là nhà trẻ tư nhân, nên có một điểm khác biệt là các cô giáo vẫn chịu khó đút cho các bé ăn. So với ở Việt Nam, cứ 1 cô trông đến 40 trẻ, thì ở đây, mỗi cô chỉ phụ trách từ 4-6 trẻ mà thôi. Chính vì vậy, bên cạnh việc các bé không bị ép ăn nhanh, ăn nhiều thì giờ ăn cũng là cơ hội để các cô tiếp xúc và hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường mới. Vừa đút cho các cháu ăn, các cô vừa trò chuyện và thực hiện những động tác hình thể quen thuộc để hình thành nhận thức cho các cháu.
Như vậy, có thể thấy rằng: điểm ưu việt dẫn đến kết quả khả quan của việc tập cho con bạn quen với một môi trường mới và sớm chấp nhận việc xa mẹ để đi nhà trẻ chính là ở phương pháp giáo dục. Không chỉ là sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh, mà để khiến cho bé hào hứng, thích thú với việc đi học, các cô giữ trẻ phải là những người kiên nhẫn trong việc giúp các bé tiếp nhận những điều mới lạ, thay vì gò ép và nghiêm khắc đưa các bé vào khuôn phép càng sớm càng tốt như ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thay vì xót con và chiều con, thấy con khóc thì không nỡ rời xa, thấy con ăn ít thì vội cho con nghỉ ở nhà, các bố các mẹ cần phải vững dạ và luôn khuyến khích con đi học để “được chơi vui và có thêm nhiều bạn mới”.
Bạn có lưu lại dấu ấn của những ngày đầu xa mẹ của con thành những trang
nhật ký những ngày đầu tiên con đi nhà trẻ như thế này hay không?