Mách mẹ bầu cách giảm chứng đau lưng thai kì
Làm thế nào để đối phó với đau lưng trong thời kỳ mang thai? Dưới đây là một số điều cần biết về đau lưng và một vài gợi ý giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đối mặt với nó.
Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, cơ thể của bạn trở nên nặng nề hơn khi trọng lượng của em bé đang tăng lên ngày một nhanh. Đau lưng sẽ khiến cho bạn di chuyển khó khăn hơn, thậm chí khó ngủ vào ban đêm, và nhiều bất tiện khác nữa.
Gần một nửa phụ nữ mang thai thường hay bị đau sống lưng. Điều đó không có gì là lạ vì trọng lượng thai làm bụng trở nên nặng, hơn nữa các hoocmon mà thai phụ tiết ra làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của dây chằng. Khi mang thai, lưng phải chịu trọng lượng của em bé, thai càng lớn thì lưng bị ảnh hưởng càng nhiều và gây nên những cơn đau.
Như vậy, đến tháng thứ 5 thì cơn đau lưng mỗi lúc một tăng cho đến khi sinh. Thông thường cơn đau xuất hiện vào cuối ngày, khi mà cơ thể người mẹ bắt đầu mệt mỏi. Giải pháp duy nhất khiến cơn đau lưng khi mang thai biến mất 100% là... sinh con.
Gần một nửa phụ nữ mang thai thường hay bị đau sống lưng. Điều đó không có gì là lạ vì trọng lượng thai làm bụng trở nên nặng, hơn nữa các hoocmon mà thai phụ tiết ra làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của dây chằng. Khi mang thai, lưng phải chịu trọng lượng của em bé, thai càng lớn thì lưng bị ảnh hưởng càng nhiều và gây nên những cơn đau.
Như vậy, đến tháng thứ 5 thì cơn đau lưng mỗi lúc một tăng cho đến khi sinh. Thông thường cơn đau xuất hiện vào cuối ngày, khi mà cơ thể người mẹ bắt đầu mệt mỏi. Giải pháp duy nhất khiến cơn đau lưng khi mang thai biến mất 100% là... sinh con.
Mặc dù vậy, vẫn có cách để phòng ngừa và làm giảm triệu chứng đau lưng cho thai phụ.
- Tập thể dục trước và trong khi mang thai (theo hướng dẫn của bác sĩ). Luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội...) một cách thường xuyên có thể giúp cơ thể của bạn sẽ chịu đựng trong ba tháng cuối.
Để việc luyện tập được an toàn và dễ dàng, bạn cần tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Chú ý thư giãn các cơ thật chậm sau khi việc luyện tập kết thúc.
- Tập thể dục trước và trong khi mang thai (theo hướng dẫn của bác sĩ). Luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội...) một cách thường xuyên có thể giúp cơ thể của bạn sẽ chịu đựng trong ba tháng cuối.
Để việc luyện tập được an toàn và dễ dàng, bạn cần tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Chú ý thư giãn các cơ thật chậm sau khi việc luyện tập kết thúc.
- Cẩn thận khi ngồi và đứng, tránh đặt quá nhiều căng thẳng trên khu vực phía sau. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng, không nên ngồi xổm. Khi ngồi, nên chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu.
Khi đứng phải giữ lưng thẳng để tránh mỏi lưng. Nên tập tư thế ngồi xếp bằng thẳng lưng và cuối cùng là phải mang giày thoải mái. Bạn cũng có thể sử dụng đai đeo bụng: để hỗ trợ việc nâng đỡ cho chiếc bụng to quá khổ của mình.
- Để điều trị đau lưng, hãy thử đắp gạc nóng. Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hoặc sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau.
- Tư thế ngủ. Nếu cơn đau lưng làm phiền bạn vào ban đêm thì hãy nằm nghiêng, không được nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm một chiếc gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả.
- Bạn cũng có thể sử dụng liệu pháp mát-xa để giảm nhẹ cơn đau. Mát-xa vùng lưng dưới giúp làm dịu các cơ đang bị đau và mỏi. Bạn có thể ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng và nhờ người mát-xa các cơ chạy dọc hai bên cột sống, tập trung vào vùng lưng dưới. Chuyên nghiệp hơn, bạn nên đến các chuyên gia tư vấn về xoa bóp, xương, cột sống, và về châm cứu để có những lời khuyên phù hợp.
Cần chú ý nếu cơn đau lưng lan rộng khắp vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân, và đôi khi đến cả bàn chân. Trong trường hợp cơn đau kéo dài thì hãy mau chóng đến bác sĩ để theo dõi đúng lúc. Đau lưng kèm theo co thắt nhịp nhàng cũng có thể là một dấu hiệu sớm của chuyển dạ.