Khi con thích gặm nhấm móng tay
Trẻ tầm 2 tuổi thường thích cắn móng tay và tỏ ra vô cùng thích thú với “công việc” này. Tại sao lại vậy?
Là bố mẹ bạn phải làm gì để xử lý thói quen này của trẻ?
Tại sao trẻ cắn móng tay?
Khi thấy đứa con 2 tuổi của mình cắn móng tay, bạn không biết con có bị làm sao không? Nhưng đừng lo lắng quá, vì nhiều người đã quan sát và nhận thấy việc cắn móng tay chỉ như một thói quen của trẻ khi trẻ đang băn khoăn về điều gì đó.
Trong các thói quen về thần kinh như mút ngón tay, xoắn tóc, ngoáy mũi, cắn móng tay thì cắn móng tay dường như phổ biến hơn cả. Không chỉ trẻ con mới có thói quen cắn móng tay khi lo lắng mà ngay khi trưởng thành, một số người vẫn giữ thói quen này.
Theo thống kê, khoảng 1/3 học sinh tiểu học và một nửa thanh thiếu niên vẫn có thói quen cắn móng tay. Tuy nhiên, thói quen này cuối cùng cũng sẽ mất đi có thể do chính người cắn móng tay tự quên hoặc cho bị bạn bè trêu chọc.
Điều bố mẹ cần làm khi con cắn móng tay?
- Bạn cần xác định chính xác số lần và những nơi nào con thường hay cắn móng tay nhất, ví dụ như lúc ngồi xem tivi, lúc đi ô tô… Sau khi xác định xong, bạn hãy cho con mình cầm những đồ vật như búp bê, quả bóng… để bé bận rộn cầm đồ mà quên đi việc cắn móng tay. Ngoài ra, cắt móng tay ngắn cho bé cũng là phương pháp hạn chế sự cám dỗ.
- Tầm 2 tuổi, bé cắn móng tay như một thói quen vô thức, có nghĩa là bé không nhận ra mình làm việc đó cho đến khi bạn nói với bé. Nhưng bạn nên nhớ, cằn nhằn và trừng phạt bé lúc này sẽ không có tác dụng bằng việc bạn giải thích cho bé vì sao không nên cắn móng tay, những điều gì sẽ xảy ra nếu bé bị vi khuẩn từ móng tay qua miệng và chui vào bụng.
- Bôi thuốc đắng vào móng tay để hạn chế thói quen không tốt này của bé. Khi cắn tay, vị đắng của thuốc sẽ làm bé sợ và dừng việc gặm nhấm. Nhưng bạn cũng cần nhớ chọn loại thuốc đắng để dù bé vô tình nuốt phải cũng không gây hại cho bé nhé!
- Kiểm tra xem bé có biểu hiện căng thẳng khi cắn móng tay không. Có nhiều trường hợp trẻ có "khoái cảm" khi cắn móng tay đến nỗi bật máu, mưng mủ… Điều này vô cùng nguy hại và chứng tỏ con bạn đang gặp dấu hiệu tâm lý bất thường.
Bạn có thể đưa bé đến bác sỹ tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý. Trong trường hợp này, nhẹ nhàng với bé là cách tốt nhất để giúp con vượt qua được sự căng thẳng và nỗi lo sợ của bé.
Bé nhà bạn cũng có tật cắn móng tay và bạn muốn có thêm nhiều cách để "stop" ngay hành động này của bé?
Tại sao trẻ cắn móng tay?
Khi thấy đứa con 2 tuổi của mình cắn móng tay, bạn không biết con có bị làm sao không? Nhưng đừng lo lắng quá, vì nhiều người đã quan sát và nhận thấy việc cắn móng tay chỉ như một thói quen của trẻ khi trẻ đang băn khoăn về điều gì đó.
Trong các thói quen về thần kinh như mút ngón tay, xoắn tóc, ngoáy mũi, cắn móng tay thì cắn móng tay dường như phổ biến hơn cả. Không chỉ trẻ con mới có thói quen cắn móng tay khi lo lắng mà ngay khi trưởng thành, một số người vẫn giữ thói quen này.
Theo thống kê, khoảng 1/3 học sinh tiểu học và một nửa thanh thiếu niên vẫn có thói quen cắn móng tay. Tuy nhiên, thói quen này cuối cùng cũng sẽ mất đi có thể do chính người cắn móng tay tự quên hoặc cho bị bạn bè trêu chọc.
Điều bố mẹ cần làm khi con cắn móng tay?
- Bạn cần xác định chính xác số lần và những nơi nào con thường hay cắn móng tay nhất, ví dụ như lúc ngồi xem tivi, lúc đi ô tô… Sau khi xác định xong, bạn hãy cho con mình cầm những đồ vật như búp bê, quả bóng… để bé bận rộn cầm đồ mà quên đi việc cắn móng tay. Ngoài ra, cắt móng tay ngắn cho bé cũng là phương pháp hạn chế sự cám dỗ.
- Tầm 2 tuổi, bé cắn móng tay như một thói quen vô thức, có nghĩa là bé không nhận ra mình làm việc đó cho đến khi bạn nói với bé. Nhưng bạn nên nhớ, cằn nhằn và trừng phạt bé lúc này sẽ không có tác dụng bằng việc bạn giải thích cho bé vì sao không nên cắn móng tay, những điều gì sẽ xảy ra nếu bé bị vi khuẩn từ móng tay qua miệng và chui vào bụng.
- Bôi thuốc đắng vào móng tay để hạn chế thói quen không tốt này của bé. Khi cắn tay, vị đắng của thuốc sẽ làm bé sợ và dừng việc gặm nhấm. Nhưng bạn cũng cần nhớ chọn loại thuốc đắng để dù bé vô tình nuốt phải cũng không gây hại cho bé nhé!
- Kiểm tra xem bé có biểu hiện căng thẳng khi cắn móng tay không. Có nhiều trường hợp trẻ có "khoái cảm" khi cắn móng tay đến nỗi bật máu, mưng mủ… Điều này vô cùng nguy hại và chứng tỏ con bạn đang gặp dấu hiệu tâm lý bất thường.
Bạn có thể đưa bé đến bác sỹ tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý. Trong trường hợp này, nhẹ nhàng với bé là cách tốt nhất để giúp con vượt qua được sự căng thẳng và nỗi lo sợ của bé.
Bé nhà bạn cũng có tật cắn móng tay và bạn muốn có thêm nhiều cách để "stop" ngay hành động này của bé?