Hướng dẫn sơ cứu cho trẻ khi tai nạn

,
Chia sẻ

Tai nạn thương tích nếu không biết cách sơ cứu kịp thời, đúng qui cách sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Theo thống kê của WHO (12/2006), cứ mỗi giờ có 175 trẻ bị chấn thương, tai nạn thương tích dẫn đến tử vong hoặc tàn tật. Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh viện. Vừa qua, một dự án của ngân hàng Thế Giới phối hợp với bệnh viện Nhi trung ương thực hiện khoá tập huấn : “Đào tạo kỹ năng xử trí cấp cứu ban đầu về tai nạn thương tích trẻ em cho giáo viên” và được áp dụng cho 12 trường mầm non và tiểu học trên địa bàn HN.

Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và sơ cứu cho trẻ không may gặp tai nạn tại trường mầm non BibiHome.
 
 
Giáo viên và phụ huynh học sinh cùng thực hành dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ viện Nhi TW

1. Xử trí khi gãy xương

Mục đích chính của xử trí gãy xương là hạn chế di lệch, giảm đau, phòng sốc và các tổn thương thứ phát tại vùng tổn thương.

- Xác định vị trí gãy xương

- Đánh giá và kiểm soát chảy máu. Đề phòng sốc.

- Hạn chế dịch chuyển, xê dịch vùng tổn thương.

- Bất động vùng tổn thương bằng nẹp hay băng ép (khi cần thiết).

- Kê vùng tổn thương lên cao hơn mức tìm (với gãy xương chi).

- Gọi cấp cứu y tế.

Nguyên tắc bất động bằng nẹp:
 

- Chỉ nẹp khi cần thiết.

- Không gây đau hoặc khó chịu thêm.

Sơ cứu chi gãy

- Chủ yếu là bất động. Việc bất động giúp hạn chế cac cử động và đau đớn liên quan đến gãy xương.

- Đối với các gãy xương lớn (gãy xương chậu, xương đùi, gãy nhiều xương…) trước hết cần kiểm tra xem có tắc nghẽn đường thở và sốc không. Đặt nạn nhân nằm trên bề mặt cứng, thẳng như ván cứng ( trong tổn thương cột sống) hay bảng, cánh cửa, những vật thay thế khác.

- Cầm máu trước khi bất động đối với gãy xương hở.

- Không cố gắng nắn đầu xương gãy về bị trí ban đầu trong quá trình bất động xương.

- Nẹp xương gãy: trên và dưới vị trí xương gãy một khớp.

- Gọi cấp cứu y tế.
 

2. Ngộ độc

Biểu hiện: Nôn, đau bụng, ỉa chảy, da xanh tái, khó thở, đau đầu, chóng mặt. Nặng có thể co giật, xuất huyết, hôn mê.

Sơ cứu:

- Gây nôn: Ngộ độc trước 6h nế trẻ tỉnh. Không áp dụng trong ngộ độc axit, kiềm, xăng dầu.

- Tăm, gội bằng xà phòng, nước sạch nếu nhiễm độc qua da, niêm mạc.

- Nếu có dấu hiệu năng, gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

3. Điện giật

Có thể gây bỏng, tổn thương thần kinh, ngừng tim và dẫn tới tử vong.

Sơ cứu:

- Nhanh chóng ngắt nguồn điện hoặc tách dây điện khỏi người bị nạn.

- Sơ cứu bỏng (nếu có).

- Nếu trẻ bất tỉnh, gọi cấp cứu, tiến hành cấp cứi cơ bản.

4. Bỏng

Bỏng là thương tổn ở da, các tổ chức dưới da do sức nóng vật lý, hoá học, bức xạ..

Biểu hiện:

- Nhẹ: đỏ da, phỏng da, tuột da gây đau rát.

- Nặng: Sốc, nhiễm trùng, nhiễm độc gây tử vong hoặc để lại di chứng.

Sơ cứu:

- Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng.

- Ngâm vùng vị bỏng vào nước mát trong vòng 20 phút (nếu bỏng do hoác chất cần dội nước nhiều lần trừ hoá chất khô)

- Cắt bỏ quần áo, tháo đồ trang sức.

- Phòng chống choáng, ử ấm và vận chuyển tới cơ sở y tế khi có dấu hiệu nguy hiểm.

Phòng tránh:

- Để các tác nhân gay bỏng ở nơi an toàn, xa tầm với của trẻ.

- Tránh để trẻ lại gần các khu vực đun nấu.

- Sử dụng các dụng cụ nhiệt, điện phải đảm bảo an toàn.

- Các hoá chất phải để đúng nơi quy định, có dán nhãn mác.

5. Hóc dị vật
 

Sơ cứu:

- Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn.

- Trong trường hợp trẻ tím tái, ngừng thờ, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dịc vật qua khỏi thanh môn, trẻ sẽ dễ thở hơn.

- Đưa trẻ đến BV gần nhất để được xử trí cấp cứu ngay.

Phòng tránh:

- Tuyệt đối tránh để trẻ chơi với các đồ chơi nhỏ, dễ vỡ, tiền xu.

- Khi cho trẻ ăn, nên tập cho trẻ thói ăn trong yên tĩnh, không cười đùa rất dễ sặc.

- Không để trẻ tự ăn các loại cây có hạt.

Bài và ảnh Bốngbang

Chia sẻ