Giun ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của trẻ nhỏ

Admicro - Trà Giang,
Chia sẻ

Một số bà nội trợ nghĩ rằng, giun chỉ là loại ký sinh trùng bé nhỏ không gây nguy hại gì. Nhưng những ảnh hưởng nguy hại của giun đối với trẻ nhỏ dưới đây sẽ khiến bạn phải thay đổi suy nghĩ.

Theo điều tra của Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em cũng cao xấp xỉ người lớn với 70% nhiễm giun đũa, 51% nhiễm giun tóc và 16% nhiễm giun kim. Tuy số lượng trẻ nhiễm giun nhiều nhưng lại rất khó để xác định chính xác người bị nhiễm bệnh thông qua các biểu hiện thông thường. Thực tế, có một số triệu chứng nhiễm bệnh mơ hồ khiến các bác sĩ đôi lúc bị nhầm lẫn. Nhất là đối với con trẻ, các bà mẹ cứ tưởng do thiếu ăn, ăn không đủ chất nên con mình bị suy dinh dưỡng. Nhưng thực tế thì trẻ đang bị nhiễm giun mà mẹ không hề biết. 
 
Những sát thủ ăn bám và ảnh hưởng không ngờ tới sức khỏe con trẻ
 
Nhiễm giun không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Tuy vậy không phải bà mẹ nào cũng biết sự ảnh hưởng nghiêm trọng của trẻ khi bị nhiễm giun.
 
Nhiễm giun sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khiến trẻ biểu hiện kém ăn, gầy ốm, xanh xao, bụng ỏng, hay đau bụng vùng quanh rốn, buồn nôn, có khi nôn ra thức ăn, nôn ra cả giun. Mặt khác, do phải chia bớt chất dinh dưỡng cho giun kí sinh trong ruột, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, sức đề kháng kém và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
 
Giun kim hay chui ra hậu môn đẻ trứng về đêm, làm trẻ ngứa ngáy khó chịu, cáu bẳn, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, lâu dài sẽ khiến trẻ mất tập trung, mệt mỏi, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt. Nguy hiểm hơn, giun kim còn có thể chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp hoặc chui sang âm đạo gây viêm âm đạo ở các em gái.
 
Nếu trẻ bị nhiễm giun đũa quá nhiều có thể gây tắc ruột, hoại tử ruột. Giun có thể chui lên đường mật gây viêm nhiễm, áp-xe gan, viêm tụy. Nếu các biến chứng này không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ.
 
Một số loại giun tóc, giun móc… có khả năng hút máu cơ thể người, gây nên tình trạng viêm loét ruột, thiếu máu nhược sắc (ước tính lượng máu bị hút mỗi ngày khoảng 0,2ml/con (giun móc) và 0,005ml/con (giun tóc). Điều đó làm cho thể chất, trí tuệ người bị nhiễm, đặc biệt là trẻ em bị suy giảm nghiêm trọng. Do nhiễm giun dẫn đến thiếu máu thiếu sắt, trẻ em sẽ trở nên khó thở khi gắng sức, hay quên, buồn ngủ, suy giảm khả năng suy luận, nhận thức, quyết định, tốc độ xử lý tình huống chậm chạp, nhớ không chính xác… Thậm chí, chỉ số IQ của trẻ nhiễm giun còn rất thấp. Về lâu về dài, thiếu sắt nặng còn khiến trẻ bị suy tim.
 
Giun ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của trẻ nhỏ 1
 
Giun ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của trẻ nhỏ 2
Trẻ biếng ăn, hay cáu gắt do nhiễm giun
 
Phòng ngừa nhiễm giun và chữa trị cho trẻ
 
Để phòng nhiễm giun, người lớn cần giúp và tập cho trẻ nhỏ giữ gìn vệ sinh ăn uống thân thể như: nấu chín thức ăn, vệ sinh đồ ăn sống đúng cách, uống nước đun sôi, không để trẻ đi chân đất, cắt móng chân móng tay gọn gàng, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiêu… Việc vệ sinh các vật dụng trong nhà như luộc sôi quần áo, ga trải giường, gối, chăn mền… cũng cần được chú ý. Để cả gia đình được khỏe mạnh và tránh nguy cơ tái lây nhiễm, không những các bà mẹ cần tẩy giun cho trẻ, mà tất cả thành viên trong gia đình cần tẩy giun cùng lúc trong một thời điểm. Hiện tại, trên thị trường đã có loại thuốc tẩy giun chỉ dùng một viên duy nhất cho cả nhà. Các mẹ có thể lựa chọn vị thuốc trái cây hoặc sô-cô-la để trẻ dễ uống. Thuốc tẩy giun nên uống định kì 2 -3 lần/năm để có thể chủ động kiểm soát, ngăn ngừa lây lan và tái nhiễm của những tân sát thủ đường ruột này.
 
Giun ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của trẻ nhỏ 3
Để đề phòng nhiễm giun cho trẻ, người lớn cần tập cho trẻ các thói quen giữ gìn vệ sinh (Ảnh minh họa).

 
- Khuyến cáo của Bộ Y Tế - Ban hành kèm theo Quyết định số 3893/QĐ/BYT ngày 11/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế nên tẩy giun định kỳ 2-3 lần/năm.
- Dùng thuốc đúng liều lượng để điều trị và phòng ngừa nhiễm giun. Một trong các loại thuốc tẩy giun được Bộ Y tế khuyến cáo là thuốc chứa hoạt chất Mebendazole sẽ giúp tẩy giun hiệu quả.
- Chữa trị tận gốc cho cả gia đình, trường học, môi trường sống tập thể trong cùng một thời điểm. 
- Với trẻ nhỏ nên lựa chọn thuốc tẩy giun có nhiều hương vị dễ uống để giúp trẻ hợp tác.
 
HÃY NHỚ:
 
Cùng uống thuốc tẩy giun.
Cùng một thời điểm.
Cùng một định kỳ.
Dùng một viên duy nhất và nhiều hương vị.
 
Tham khảo thêm tại: http://fugacar.smapps.vn/
Tài liệu này được tài trợ bởi VPĐD Janssen Cilag.

Chia sẻ